您现在的位置是:La liga >>正文

【tỉ số bóng đá đêm qua】Những bông hoa tặng thầy

La liga5人已围观

简介Ngày “Tết” của nhà giáoChiều muộn, nghĩa trang Thủy Phương (Hương Thủy) xuất hiện những gương mặt lạ ...

Ngày “Tết” của nhà giáo

Chiều muộn,ữngbônghoatặngthầtỉ số bóng đá đêm qua nghĩa trang Thủy Phương (Hương Thủy) xuất hiện những gương mặt lạ. Cùng đoàn, có người quen nhau, cũng có những người mới biết mặt lần đầu. Một người nói giọng Quảng Nam lên tiếng: “Ở lại Huế mai mới vô chứ?”. “Không, 20/11, mang bó hoa ra báo thầy biết tao đã tìm được công việc. Phải về sớm, mai đi làm”, người kia trả lời.

Cựu học sinh Trường THPT Chuyên Quốc Học chúc mừng cô giáo cũ Trần Thị Vân Anh (thứ 2 bên trái) nhân Ngày Hiến chương Nhà giáo

Người về hết, khu mộ thầy Trần Văn T., nguyên Phó Trưởng khoa Báo Chí – Truyền thông (Trường ĐH Khoa học Huế) còn lại những bó hoa. Từ lúc mất, 20/11 nào khu mộ cũng đầy hoa ly – loài hoa mà khi sống thầy rất thích. Nhiều thế hệ sinh viên, có người đang công tác tận Thái Nguyên, người ở cực Nam đất nước cũng sắp xếp thời gian đến nghĩa trang thăm thầy.

Anh Trần Đình Nghĩa, học trò cũ của thầy T. tâm sự, nhiều người bảo, chỉ mái trường phổ thông mới ấm áp tình thầy trò, còn giảng đường đại học thì người dạy và người học có sự xa cách. Với anh, một ngày là trò thì cả đời là trò. Được học thầy một môn, song chừng đó đủ để anh cảm nhận được tình cảm người thầy. Bận rộn cách mấy, anh cũng gắng về thăm thầy, dù con người ấy đã giã từ cõi tạm.

Tôi nhớ lại cuộc gặp với cô giáo cũ suốt 17 năm xa cách. Chủ nhiệm năm lớp 3, lúc đó tôi là một học sinh nghèo nên được cô Nguyễn Thị Nga hết lòng thương yêu. Thường xuyên gom áo quần, cặp, giày dép cũ của con ruột về cho tôi, cô bảo: “Nếu sau này cô không dạy con nữa, cũng gắng học để thoát nghèo”. Liên tục chuyển công tác từ trường này sang trường khác, 17 năm liền tôi bặt tin cô, ai ngờ nơi ở của cô chỉ cách cơ quan mình làm việc hơn 5km.

Gặp lại cô trong một buổi chiều mưa gió, cô không nhận ra tôi, thậm chí khi nhắc lại kỷ niệm cũ, phải mất rất lâu cô mới lục lại được trí nhớ. Cô cười hiền: “Học sinh nghèo ai cô cũng giúp như con, còn học trò của cô thì quá nhiều. Mỗi năm vài chục người, cộng lại cả ngàn đứa. Có năm ngày 20/11, tụi nó đến thăm, ôm hôn cô, còn cô thì mỉm cười xin lỗi, hỏi lại tên người học trò, bởi vì “nhiều quá, cô không nhớ hết nổi”.

Khoảng 20 năm trước, mỗi dịp 20/11, học sinh đến thăm cô với những bông hoa vẽ trên giấy, có đứa tặng cô gói kẹo thèo lèo. Bây giờ, cứ đến ngày nhà giáo, căn nhà cô lại ngập tràn nụ cười của các thế hệ học trò về kể những thành công mà họ đạt được. Cô Nga tự hào: “Mùa 20/11 hằng năm đúng vào mùa mưa gió của Huế. Thế mà năm nào, mấy đứa học trò cũng về thăm cô. Tụi nó bảo, ngày nhà giáo là ngày Tết của cô, mà Tết là đoàn tụ”.

Món quà chờ đợi

Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng khi cô Nga nhờ chồng trò chuyện với tôi để cô xuống bếp. Khoảng một tiếng sau, cô trở lại với đĩa thịt gà luộc, rau xào và vài món ăn quen thuộc. Vừa mời cơm, cô nửa đùa, nửa thiệt: “Đây là mâm cơm cô đợi học trò mỗi dịp 20/11. Tụi nó đến bất chừng, nhưng cứ ngày này là cô chuẩn bị, không có ai thì cả nhà ăn”.

Cô Nga giải thích, mỗi dịp lễ nhà giáo Việt Nam, cô đều chờ đợi học trò về. Có ngày học sinh đến cả chục lớp, cũng có ngày không một ai, nhưng mâm cơm thì luôn ngon hơn ngày thường. “Họ cứ nói 20/11 là ngày học sinh đem “lợi lộc” tới cho thầy cô. Nói rứa là oan cho mấy thầy cô lắm. Không chỉ cô, mà đồng nghiệp của cô cũng luôn dặn học trò hoa, quà là phí, tới ăn với cô bữa cơm để cô biết các em lớn từng ngày là cô mừng rồi”, cô Nga tâm sự.

Vừa làm giáo viên, vừa làm phụ huynh của hai người con suốt mười mấy ăn học tập, cô Trương Thị Thu Nguyệt, cựu giáo viên Trường THPT Đặng Huy Trứ cho rằng, thi thoảng vẫn có những trường hợp giáo viên “đợi quà” từ phía phụ huynh và học sinh. Đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh. Lục lại phong bì đã ủ màu, cô chia sẻ, lúc đứa con gái còn học cấp hai, nghĩ đến chuyện để giáo viên quan tâm hơn con mình, cô đã “gửi món quà” tặng cô giáo và bị từ chối thẳng. “Nhiều lần kiểm chứng, cô hiểu ai cũng có một lòng tự trọng với nghề. Người gieo con chữ quý cái tình của học trò và phụ huynh, vui vì cha mẹ quan tâm con cái, học sinh cố gắng chứ không phải quan tâm đến vật chất họ tặng mình”, cô Nguyệt trải lòng.

20/11 cũng là mùa nhớ của những người đi học. Nguyễn Thị Diễm Hằng, học trò cũ của cô Nguyệt tâm sự, không chỉ cô đợi trò, mà trò cũng đợi cô. Năm 2014, sau khi ra trường, Hằng quyết định xa xứ tìm việc. Ngày 20/11, cô trò gặp nhau qua điện thoại, cả hai cùng khóc. “Mỗi lần tới Ngày Nhà giáo Việt Nam, bạn bè các lớp lại thông báo trên facebook rủ nhau đi thăm thầy cô. Năm nào không về Huế được là em ray rứt lắm”, Hằng nói.

Nhiều giáo viên tâm sự, dư luận xã hội chín người mười ý, nhưng mong ước của họ thì chỉ có một. Thầy cô nào cũng mong muốn học trò lớn khôn, thành đạt. Với họ, tình cảm là những đóa hoa đẹp, cũng là món quà được chờ đợi nhất.

Lê Hữu Phúc

Tags:

相关文章