【keonhacai phat goc】Lợi nhuận ngân hàng quý I: Tín hiệu vui nhưng vẫn có yếu tố cảnh báo

时间:2025-01-25 22:07:52 来源:88Point

Ngân hàng “vui vẻ” với lợi nhuận quý I

Các ngân hàng có sự khai cuộc năm 2022 tỏ ra khá thuận lợi sau khi khép lại các con số kinh doanh quý I. Nhiều ngân hàng thậm chí đạt các con số tăng tốc bất ngờ.

Kết quả kinh doanh quý I/2022 của VPBank cho thấy,ợinhuậnngânhàngquýITínhiệuvuinhưngvẫncóyếutốcảnhbákeonhacai phat goc lợi nhuận sau thuế quý I/2022 tới 8.917 tỷ đồng, gấp tới 2,8 lần quý I/2021. Kết quả quý đầu năm cho thấy ngân hàng này đang hoàn toàn có lý do để sớm hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022 với gần 30.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2021.

Một số ngân hàng khác tuy cũng không đạt được tốc độ tăng trưởng tính bằng lần, nhưng cũng có được các con số tăng trưởng khá cao nếu so với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Chẳng hạn như, Techcombank đạt lợi nhuận sau thuế quý I/2022 5.615 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm. Trong khi đó, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế 1.600 tỷ đồng trong quý I/2022, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch 5.280 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm, Sacombank đã thực hiện được 30% chỉ sau quý đầu năm.

Riêng quý I/ 2022, tín dụng cũng đã tăng 5,04%.
Riêng quý I/ 2022, tín dụng cũng đã tăng 5,04%.

Các con số tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng một phần được ghi nhận nhờ sự tăng tốc của tăng trưởng tín dụng ngay từ quý đầu năm 2022. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, riêng quý

I/2022, tín dụng cũng đã tăng 5,04%, mức tăng trưởng cao vượt trội so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái, cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 1,26%. Với tốc độ tăng trưởng như trên, giới ngân hàng đang hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 14% mà ngành ngân hàng đặt ra cho năm 2022.

Về một số diễn biến khác trên thị trường tiền tệ, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến cuối tháng 3/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2,15% tăng 0,54%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (tăng 1,47%).

Vẫn cần những bước đi thận trọng

Đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự báo tăng trưởng tín dụng chỉ là khoảng 14%, đây là con số kế hoạch đặt ra trên cơ sở cân đối các yếu tố vĩ mô khác cũng như bối cảnh thực tế, việc đáp ứng các nhu cầu vốn cần thiết cho nền kinh tế. Tuy nhiên, con số tăng trưởng tín dụng của riêng quý I đã lên tới hơn 5% và nếu đà tăng trưởng này tiếp tục tục duy trì, hoặc thậm chí “tăng tốc” trong các quý còn lại của năm 2022 thì tín dụng có thể sẽ vượt xa mục tiêu 14%.

Thực tế, tín dụng tăng cao hỗ trợ ngân hàng tăng lợi nhuận cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang tốt lên, nhưng thực tế nền kinh tế và sức khỏe của các ngân hàng cũng vẫn còn rất dễ tổn thương sau giai đoạn khó khăn dịch bệnh 2 năm qua. Ông Nguyễn Duy Thành - Trưởng phòng phân tích thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Pinetree cho biết, việc kiểm soát tránh tín dụng tăng trưởng quá nóng là cần thiết bởi nếu tín dụng tăng quá cao có thể dẫn tới nhiều hệ lụy dài hạn. Nguy cơ nợ xấu gia tăng cũng vẫn còn, nên nếu dòng vốn từ tín dụng không được kiểm soát tốt đều có thể làm gia tăng rủi ro.

Chỉ tiêu tín dụng sẽ điều chỉnh linh hoạt với diễn biến thực tế

Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, định hướng tín dụng năm 2022 tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết cũng đặt ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát. Cụ thể, chỉ tiêu lạm phát năm 2022 bình quân khoảng 4%, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

Ngay bản thân các ngân hàng cũng tỏ ra thận trọng, chẳng hạn như TPBank hiện đã áp dụng theo chuẩn Basel III, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 12%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước, nhưng lãnh đạo ngân hàng này, ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TPBank, vẫn cho biết, với hoạt động tín dụng, TPBank vẫn phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng mức độ rủi ro theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước bởi bên cạnh việc đảm bảo kinh doanh hiệu quả thì chất lượng tín dụng an toàn vẫn được TPBank coi trọng.

Trong bối cảnh các hoạt động đang nóng lên, các ngân hàng càng chịu sức ép nhiều hơn trong việc củng cố năng lực tài chính cốt lõi, đặc biệt là tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Diễn biến thực tế cũng cho thấy, kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn các năm trước thông qua hình thức bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt.

Động lực đằng sau động thái tăng vốn của các ngân hàng đến từ việc quy mô vốn của các ngân hàng tương đối thấp, nếu so với các ngân hàng trong khu vực. Trong khi đó, bối cảnh hiện nay cho thấy rủi ro nợ xấu tăng trong năm nay vẫn đang hiện hữu vì nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm ngoái.

推荐内容