游客发表

【u19 barca】Cầu thủ Vũ Thị Hoa: Bố mất sớm, chắt chiu từng đồng lương phụ mẹ nuôi 3 em

发帖时间:2025-01-25 19:37:05

Bài 1: Ngôi nhà 30m2 xây bằng đá vụn của gia đình cô gái giành 3 HCV SEA Games 32
Bài 2: Phạm Thị Hồng Lệ: Tiền thưởng huy chương SEA Games tôi để trả nợ cho bố mẹ

Nữ cầu thủ Vũ Thị Hoa (20 tuổi,ầuthủVũThịHoaBốmấtsớmchắtchiutừngđồnglươngphụmẹnuôu19 barca quê huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đang khoác áo CLB Hà Nội 1. 

Năm 2022, Hoa được vinh danh ở hạnh mục cầu thủ nữ trẻ xuất sắc nhất năm 2022 trong Gala Quả bóng vàng Việt Nam.

Với những tiến bộ vượt bậc, Vũ Thị Hoa được HLV Mai Đức Chung chọn vào đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự SEA Games 32 tại Campuchia.

Vũ Thị Hoa vui mừng khi nhận Huy chương vàng cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tại SEA Games 32.

12 tuổi xa nhà theo bóng đá

Lần đầu tham dự SEA Games cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, Vũ Thị Hoa đã có Huy chương vàng SEA Games 32 cùng các đàn chị.

Dù chỉ ra sân vài trận, lúc vào đá chính, lúc dự bị ở SEA Games 32 nhưng với Hoa, đó là một trải nghiệm cực kỳ quý báu.

12 tuổi, Hoa rời xa vòng tay bố mẹ để theo đuổi đam mê bóng đá. Người ở quê bất ngờ lắm. Họ không thể tin cô bé từng lẽo đẽo theo sau, xin đá bóng cùng các bạn nam được nhận vào đội tuyển bóng đã nữ ở Hà Nội.

Vũ Thị Hoa (mặc áo số 18) luôn tận dụng mọi cơ hội vào sân để trau dồi kinh nghiệm.

Vũ Thị Hoa kể: “Hồi bé, tôi rất thích đá bóng. Năm 12 tuổi, tôi nghe tin đội tuyển Sông Lam Nghệ An có đợt tuyển chọn cầu thủ nhí. 

Thế nên, tôi bạo dạn gọi điện để đăng ký. Tuy nhiên, đội không tuyển cầu thủ nữ nên họ giới thiệu tôi ra Hà Nội thi tuyển”.

Chiều lòng con gái, bố của Hoa khăn gói dẫn cô ra Hà Nội thi tuyển. May mắn, Hoa được chọn vào đội tuyển. Thế nhưng, cơ hội ấy phải đánh đổi bằng việc xa bố mẹ, anh em.

“Lúc bé, tôi chơi bóng với mấy bạn con trai, chơi nghiệp dư thôi, chẳng được học hành bài bản. Chắc nhờ có duyên với nghề, tôi được nhận và có cơ hội tập luyện chuyên nghiệp”, Vũ Thị Hoa chia sẻ. 

Những ngày đầu xa gia đình, Hoa rất nhớ nhà nhưng đam mê bóng đá dần khỏa lấp, cô cũng quen dần. Ở CLB Hà Nội 1, Hoa vừa chơi bóng vừa được học văn hóa. Hoa đã tốt nghiệp THPT và dự định năm 22 tuổi sẽ thi đại học.

9 năm theo nghiệp quần đùi áo số, nữ cầu thủ Vũ Thị Hoa trải qua không ít thử thách. 

Năm 15 tuổi, Hoa đang chuẩn bị thi đấu giải U16 thì nghe tin bố mất do tai nạn lao động. Cô được Ban huấn luyện cho về quê chịu tang bố. Mất một khoảng thời gian dài, Hoa mới vượt qua cú sốc, lấy lại phong độ thi đấu.

Vũ Thị Hoa đang khoác áo CLB Hà Nội 1.

Thế nhưng, một lần nữa, cô gái xứ Nghệ đối diện với chấn thương, phải dừng thi đấu gần 2 tháng. Ngồi ngoài, thấy đồng đội chơi bóng, Hoa rất muốn vào sân nhưng đau quá, đành phải chấp nhận.

Từ lần chấn thương đó, Hoa tự nhủ nghề nào cũng có nguy hiểm nhưng đam mê thì cứ theo thôi. Cô nỗ lực từng ngày, đá chắc ở vị trí tiền vệ và tiền đạo. 

Cố gắng thi đấu, kiếm tiền phụ mẹ

Bố mất, nhà Hoa chỉ còn mẹ và 3 người em nhỏ dại. Mẹ quanh năm bám ruộng, kiếm chẳng được bao nhiêu. Cho nên, Hoa sẵn sàng gánh vác trách nhiệm nuôi các em ăn học. 

Mỗi tháng, Hoa đều chắt chiu từng đồng gửi về quê, phụ mẹ nuôi các em. “Tháng nào đá giải có thưởng thì tôi gửi về quê nhiều hơn một chút, còn bình thường chỉ có lương nên gửi ít hơn”, Hoa chia sẻ.

Hoa và mẹ chụp ảnh vào dịp Tết.

Để có thêm thu nhập, Hoa phải thi đấu nhiều trận, góp mặt ở nhiều giải đấu. Vì vậy, cô luôn chăm chỉ tập luyện, nâng cao kỹ thuật, trau dồi thể lực.

Bên cạnh nỗ lực cá nhân, Hoa cũng được Ban huấn luyện, đàn chị yêu thương, bảo bọc. Biết Hoa nghèo nhất đội, hễ có doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ vật chất, mọi người đều ưu ái dành suất cho cô.

“Hiện tại, hoàn cảnh của gia đình tôi còn khó khăn một chút nhưng tính ra cũng tạm ổn. Lúc đầu, nhiều cái phải lo lắm. Tuy nhiên, tôi chăm chỉ nên mức ưu đãi dần tốt hơn”, Hoa cho biết.

Sau khi cùng đồng đội giành huy chương vàng SEA Games 32, Hoa dành 2 ngày để về quê thăm mẹ và các em. Mẹ chào đón Hoa bằng bữa cơm với món thịt gà nhà nuôi.

Hoa bảo cứ sau mỗi giải đấu, cô đều tranh thủ về thăm nhà. Lần nào, cô cũng được mẹ đãi thịt gà.

Hoa hạnh phúc khi gồng gánh trách nhiệm hỗ trợ mẹ nuôi các em.

“Khi tôi về Hà Nội, ngày nào, mẹ cũng gọi điện hỏi: “Hôm nay con tập thế nào, ăn cơm chưa, có gì vui không…”.

Đáp lại, tôi kể cho mẹ nghe chuyện được các chị yêu thương, các thầy chăm lo chu đáo, không bị ai ức hiếp… 

Cả hai luyên thuyên với nhau chỉ bao nhiêu đó mà ngày nào cũng phải gọi mới yên tâm”, Hoa hài hước kể.

Hoa tự nhận bản thân vô cùng khô khan và nhạt nhẽo. Hàng ngày, cô chỉ biết tập luyện và thi đấu. 

Ngoài mục tiêu được tham gia World Cup và các giải đấu khác, Hoa luôn ghi nhớ “nhiệm vụ” phụ giúp mẹ nuôi em.

Khép lại SEA Games 32, Đoàn Thể thao Việt Nam đạt thành tích 136 huy chương Vàng, 105 huy chương Bạc và 114 huy chương Đồng, xếp thứ nhất toàn đoàn.

Hậu SEA Games, các vận động viên trở lại guồng quay tập luyện và mưu sinh, hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Trong số đó, một số vận động viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Điều này khiến người trong cuộc phải gồng gánh, vừa cống hiến cho nền thể thao nước nhà vừa phụ giúp kinh tế cho gia đình.

VietNamNet đăng tải tuyến bài Cuộc sống của các vận động viên SEA Games 32 hậu mang huy chương về nước để người hâm mộ hiểu hơn về họ.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bài 4Bà mẹ 2 con người Tày giành HCV SEA Games để “mang tiền về mua sữa cho con”

Phạm Thị Hồng Lệ: Tiền thưởng huy chương SEA Games tôi để trả nợ cho bố mẹ

Phạm Thị Hồng Lệ: Tiền thưởng huy chương SEA Games tôi để trả nợ cho bố mẹ

“Tiền thưởng HCV tại SEA Games 31 tôi dùng để trả khoản nợ cuối cùng cho bố mẹ”, Phạm Thị Hồng Lệ - nữ VĐV đội tuyển điền kinh quốc gia tâm sự.

    热门排行

    友情链接