Hậu Giang đã tạo được nhiều dấu ấn trong Hội nghị xúc tiến đầu tư “Hậu Giang - Tiềm năng đầu tư và phát triển”,ếtnốitiểuvngTysngHậket qua bong da hang anh vào cuối tháng 9-2017 vừa qua. Nhiều nhà đầu tư đã “đặt bút ký” đầu tư nhiều dự án tại Hậu Giang, dẫu nguồn vốn còn khiêm tốn. Song, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Ít mà làm chắc còn hơn nói nhiều mà làm ít”. Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang trao tặng quà lưu niệm. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra: “Hậu Giang đã có cách làm thiết thực khi liên kết hợp tác với các tỉnh liền kề hỗ trợ lẫn nhau. Đây là cách làm tốt. Các địa phương muốn đi xa phải cùng nhau đi, cùng chia sẻ”. Để có được bản ký kết hợp tác phát triển với các tỉnh lân cận, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã “khăn gói” đến làm việc với các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu để bàn bạc cụ thể các vấn đề hợp tác. Sự tương đồng giữa các tỉnh nằm trong tiểu vùng Tây sông Hậu đã hối thúc sự kết nối như một xu hướng tất yếu. “Chúng tôi rất vui mừng về sự hợp tác. Bạc Liêu và Hậu Giang có rất nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý. Đây cũng là hai tỉnh em út trong vùng (chia tách, thành lập sau - PV). Trong quá trình kháng chiến và phát triển kinh tế, lãnh đạo hai tỉnh có sự gắn bó mật thiết, chia sẻ và thông cảm, ứng xử như anh em ruột. Chúng tôi rất vui mừng đón nhận sự kết nối hợp tác. Hợp tác phải thiết thực hiệu quả mang đến lợi ích chung cho người dân hai tỉnh”, ông Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, nhìn nhận. Hậu Giang và Bạc Liêu đã thống nhất ký kết hợp tác trên 11 lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa - thể thao - du lịch, chăm sóc sức khỏe - an sinh xã hội… Bạc Liêu và Hậu Giang là hai địa phương giáp ranh, song lâu nay giữa huyện Long Mỹ (Hậu Giang) và huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vẫn bị cách trở đò ngang bởi con sông Ngan Dừa. Hai địa phương đã thống nhất đề xuất xây dựng cây cầu nối liền hai vùng đất khó nhưng giàu truyền thống cách mạng. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang nhân dự Hội nghị xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận đề xuất và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng. “Nếu bắc được cây cầu nối liền hai bờ Hồng Dân và Long Mỹ sẽ tạo động lực giao thương rất lớn. Đây là niềm mong ước lâu nay của người dân trong vùng, nhất là người dân ở xã Lương Tâm - nơi có Đền thờ Bác Hồ”, ông Lê Hữu Phước, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, chia sẻ. Hôm làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Trần Công Chánh tâm sự: “Do cách trở đò ngang, người dân hai địa phương vẫn phải trông cậy vào các bệnh viện gần nhất có khi trái tuyến để điều trị. Dân nào cũng là dân của mình, bệnh viện hai địa phương phải hợp tác tiếp nhận điều trị kịp thời cho người dân”. Đề xuất này đã được hai địa phương thống nhất cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Nhất thiết phải đặt trong tầm nhìn phát triển tổng thể của vùng ĐBSCL, là một bộ phận hữu cơ thống nhất, không thể tách rời của vùng, coi mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh còn lại trong vùng ĐBSCL cũng như giữa vùng với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ là xu hướng phát triển của Hậu Giang. Vùng ĐBSCL chỉ cần một quy hoạch duy nhất, trên cơ sở đó, Hậu Giang và các tỉnh khác có thể phân công lao động, cùng hợp tác, cùng phát triển. Tuy nhiên, mỗi tỉnh cũng cần có cách làm sáng tạo”. Hy vọng, sự kết nối giữa Hậu Giang với Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu sẽ mở ra sự hợp tác, liên kết thiết thực tiểu vùng Tây sông Hậu! Bài, ảnh: CAO PHONG |