【nhận định kèo hàn quốc】Cần mở cửa một số ngành mũi nhọn để phục hồi và phát triển kinh tế
时间:2025-01-26 06:13:20 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Đại biểu Phan Viết Lượng thảo luận tại Tổ 8,ầnmởcửamộtsốngagravenhmũinhọnđểphụchồivagravephaacutettriểnkinhtếnhận định kèo hàn quốc Nhà Quốc hội - Hà Nội
Thảo luận tại điểm cầu Nhà Quốc hội, đại biểu Phan Viết Lượng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong giai đoạn đầu phải đặc biệt ưu tiên đến các giải pháp liên quan đến mở cửa nền kinh tế. Mặc dù dịch vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường nhưng kinh nghiệm từ các nước trong khu vực cũng như thế giới và kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam thì phải mạnh dạn mở cửa mang tính linh hoạt, an toàn, kiểm soát được nhưng cũng có mũi nhọn trên một số lĩnh vực.
Ví dụ như trong lĩnh vực du lịch, nếu quá thận trọng, nếu chúng ta không có những giải pháp đồng bộ, căn cơ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng. Không chỉ du lịch, một số lĩnh vực mang tính liên thông cao, liên ngành cao, có khả năng phục hồi, đóng góp cho ngân sách nhà nước thì cần phải chú trọng mở cửa, phục hồi. Vì nếu chúng ta chậm chân thì sẽ chịu thiệt so với các nước trong khu vực. |
Đại biểu Phan Viết Lượng Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội |
Theo đại biểu Huỳnh Thành Chung, việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng là rất cần thiết và có tác động to lớn đến xã hội trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, bởi thực chất loại thuế này đánh vào người tiêu dùng. Giảm 2% xuống còn ở mức 8% cũng là phù hợp với thông lệ Quốc tế. Việc giãn, giảm thuế, miễn tiền phạt chậm nộp thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cũng bị ảnh hưởng lớn bởi chi phí đầu tư, tiền thuê đất trong khi đó chưa thể đi vào sản xuất kinh doanh.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung cho rằng, chính sách bù lãi suất cho các doanh nghiệp thời gian qua hiệu quả xã hội không lớn và rất khó minh bạch.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung góp ý kiến vào các nhóm nội dung về giảm thuế và lãi suất
Trong lúc này, việc cần làm là Ngân hàng Nhà nước nên giảm lãi suất điều hành từ 1-1,5% cho toàn thị trường, để chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm, thị trường tài chính lành mạnh hơn. Tuy nhiên, để tránh dòng vốn giá rẻ chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tăng mức phí thẩm định, đánh giá, lãi suất điều hành. Ở chiều ngược lại sẽ giảm cho dòng vốn cho đầu tư hạ tầng, đầu tư phát triển, đầu tư, sản xuất... để tạo đà cho tăng trưởng. |
Đại biểu Huỳnh Thành Chung |
Đại biểu Vũ Ngọc Long bày tỏ sự đồng tình với chính sách giảm thuế vì tác động của dịch Covid-19 đối với “sức khỏe” của nền kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, việc miễn, giảm thuế nên đặt vào “mục tiêu kép” là giảm thuế, điều tiết kinh tế trong đó có kích cầu. Vì vậy, đối với một số mặt hàng thì cần phải cân nhắc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đại biểu Vũ Ngọc Long phát biểu thảo luận tại điểm cầu tỉnh Bình Phước chiều 4-1
Việc hỗ trợ lãi suất, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm trừ chi phí khi chi ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19 theo đại biểu Vũ Ngọc Long cần nghiên cứu, xem xét, bởi việc ủng hộ bao nhiêu là tùy vào năng lực của từng doanh nghiệp, giờ “đánh đồng” trừ vào chi phí doanh nghiệp thì chưa thỏa đáng.
Theo Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang, thời gian qua, Chính phủ, Quốc hội đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và đã có nhiều tác động tích cực. Về phân bổ nguồn lực cho y tế, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị nên tập trung cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Trước mắt chưa ưu tiên nguồn lực cho các bệnh viện tuyến Trung ương mà cần tập trung đầu tư cho tuyến cơ sở, cụ thể là tập trung nguồn thuốc để điều trị Covid-19 để yên tâm thích ứng giai đoạn bình thường mới. Mặc dù vắc xin đã bao phủ tốt, nhưng số F0 trong cộng đồng đang tăng cao, nguồn thuốc điều trị ở tuyến cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang đề xuất các chính sách đầu tư cho y tế cơ sở
Chúng ta phải tính đến giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực cán bộ y tế ở cơ sở, việc mua sắm trang thiết bị y tế ở khu vực này chưa đáp ứng đủ, một số đơn vị được đầu tư trang bị mới nhưng không đồng bộ với cái đầu tư trước cũng như phù hợp với năng lực sử dụng. Đồng thời, Chính phủ cũng phải rà soát lại các quy định cũng như có một cơ chế trong việc huy động sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào hoạt động đầu tư nâng cao năng lực y tế, cung cấp thuốc, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch Covid-19. |
Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang |
猜你喜欢
- Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- 'Hòa nhạc tháng 7' chuỗi chương trình kỷ niệm 1 năm khánh thành Nhà hát Hồ Gươm
- TAND TP.HCM khuyến cáo trước ngày xét xử bà Nguyễn Phương Hằng
- Miễn phí lưu kho/ bãi trong thời gian nghỉ Tết
- Fighting wastefulness: a national imperative
- Khai mạc Lễ hội mùa trái chín 'Lái Thiêu mùa hẹn'
- Thanh niên tham gia câu lạc bộ 'mỹ nhân love' bị chiếm đoạt 10 tỷ đồng
- Kết đau của đại gia bất động sản lừa hàng trăm người rót tiền vào 'dự án ma'
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk