【sparta rotterdam – psv】Giá vàng hôm nay: Hết kiểu “ăn lãi” tùy tiện với người tiêu dùng

时间:2025-01-11 00:45:08 来源:88Point

Vang trang suc my nghe

Quản lý chặt chẽ vàng trang sức mỹ nghệ trên thị trường. Ảnh minh họa

Rõ ràng,ávànghômnayHếtkiểuănlãitùytiệnvớingườitiêudùsparta rotterdam – psv từ trước tới nay, chưa có một quy định thống nhất nào về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Việc thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ ra đời và có hiệu lực từ ngày hôm qua (1/6) đánh dấu một bước tiến mới, lần đầu tiên có quy định đồng bộ, thống nhất về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

Dư luận nhiều ngày nay còn băn khoăn nhiều điều về thông tư này, thậm chí có ý kiến chỉ trích, sự tính toán của cơ quan ban hành thông tư chưa cặn kẽ, làm khó doanh nghiệp chế tác, kinh doanh vàng hoặc có cơ sở bị phá sản. Tuy nhiên, trên thực tế, những doanh nghiệp làm ăn chân chính và kể cả lãnh đạo Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam đều cho rằng, sự hình thành của Thông tư 22 sẽ góp phần chuẩn hóa các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam, hướng đến khẳng định vị thế sản phẩm không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Hàng chục triệu người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn khi Thông tư 22 đi vào cuộc sống.

Trước khi thông tư 22 vận hành, hiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp ghi đúng tuổi, nhưng tăng giá bán và tiền công lên thì người tiêu dùng có còn được lợi? Trả lời câu hỏi này, lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, quyền lựa chọn mua loại vàng nào là của người tiêu dùng. Cùng một loại vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng vàng như nhau nhưng cũng có thể có giá khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thiết kế của sản phẩm vàng, mẫu mã của sản phẩm vàng trang sức, độ tinh xảo, giá trị thương hiệu của sản phẩm vàng…

Tuy nhiên, người tiêu dùng phải có quyền được mua vàng trang sức có đúng hàm lượng vàng, khối lượng vàng như nhà sản xuất đã công bố. Người tiêu dùng không thể bị móc túi khi mua vàng có hàm lượng vàng thực tế ít hơn hàm lượng vàng đã công bố. Ví dụ như, nhà sản xuất công bố vàng là 18K (tương đương là 75%) nhưng thực tế  mua về kiểm tra lại chỉ có 16K (tương đương 66,6%). Đây là hành vi gian lận tuổi vàng. Thông tư 22 sẽ làm giảm các hành vi gian lận này.

Kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ vào khuôn phép

Người tiêu dùng sẽ không bị thiệt khi thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ được quản lý chặt chẽ. Ảnh minh họa

Hoặc còn có băn khoăn, quy định tại Thông tư 22 áp cho tất cả sản phẩm mới, cũ trên thị trường trang sức, tạo nên sự khó khăn cho doanh nghiệp trong xử lý hàng tồn. Theo ông Trần Văn Vinh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thông tư 22 không có khái niệm hàng tồn. Khi Thông tư có hiệu lực, thì tất cả vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về đo lường và chất lượng theo quy định tại Thông tư.

“Khoảng thời gian 8 tháng trước khi Thông tư chính thức có hiệu lực cũng chính là khoảng thời gian để giải quyết các sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kể Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã có hiệu lực từ khoảng tháng 5 năm 2012 (tức là khoảng 2 năm trước đây) đã có quy định vàng trang sức mỹ nghệ phải đóng ký mã hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Do vậy, không thể nói là không có thời gian để xử lý hàng “tồn”. Có lẽ tôi phỏng đoán rằng những doanh nghiệp nào vẫn có tư tưởng gian lận về tuổi vàng để kiếm lời thì sẽ cho rằng khó thực hiện theo thông tư hoặc không đủ thời gian để thực hiện! Mặc dù thông tư không quy định thêm bất cứ một Thủ tục hành chính mới nào cho doanh nghiệp mà chỉ đơn giản là công bố đúng chất lượng sản phẩm mà mình bán!”, ông Vinh cho biết.

Cũng theo ông Vinh, Thông tư 22 đã được ban hành cách nay tám tháng, nhằm hướng dẫn cụ thể hơn những quy định nghị định 24 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý vàng đã có hiệu lực từ năm 2012 và Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (2007). Do đó, việc ghi nhãn hàng hóa với sản phẩm vàng đã có lộ trình thực hiện đủ thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị thực hiện, chứ hoàn toàn không gây “sốc”.

“Tôi cũng khẳng định không có chuyện doanh nghiệp phải nấu lại vàng nữ trang, mà chỉ cần xác định tuổi vàng và bán theo đúng giá của tuổi vàng thật. Cái “thiệt” của doanh nghiệp ở đây có lẽ là không được vô tư công bố tuổi vàng chênh lệch nhiều so với thực chất, nghĩa là giảm “ăn lãi” với người tiêu dùng như bao lâu nay vẫn làm mà thôi. Trong chế tác thủ công, chất lượng vàng có thể bị thay đổi, ví dụ sử dụng hàn thủ công có thể làm hao hụt, tuổi vàng không còn được như nguyên bản. Chế tác có thể làm thay đổi một chút chất lượng vàng, nhưng đó là điều mọi doanh nghiệp kinh doanh vàng đều biết và đều lường trước, tính toán được. Người có vàng đưa cho người chế tác - nghĩa là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng - phải đứng ra chi trả cho những hao hụt đó chứ không thể đổ cho người tiêu dùng. Tóm lại, Thông tư này không triệt tiêu hoạt động của thợ chế tác vàng tại các làng nghề truyền thống, mà chỉ yêu cầu người bán công bố tuổi vàng thế nào thì bán đúng loại vàng đó”, ông Vinh nói thêm.

Đáng chú ý, theo tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay, giá vàng trong nước đã ổn định lại, không còn nguy cơ tăng sốc như trước. 

 

Thông tư 22 quản lý chất lượng Vàng bắt đầu có hiệu lực
推荐内容