当前位置:首页 > Cúp C1

【soi kèo u20 pháp】Nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất,ângcaochấtlượngytếcơsởsoi kèo u20 pháp trí tuệ và tinh thần
Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong phòng chống dịch
Chất lượng khám chữa bệnh y tế cơ sở dần tăng cao
Giải bài toán “khát” nhân lực tại y tế cơ sở
Cần ưu tiên đầu tư, phát triển y tế cơ sở
Cần làm gì để y tế cơ sở đã làm tốt vai trò “gác cổng”?
Ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng y tế cơ sở
Người dân dần có niềm tin vào y tế cơ sở
2118 12 5114 e4da3b7fbbce2345d7772b0674a318d5
Người dân xã Cẩm Thành, Hà Tĩnh đến thăm khám tại Trạm Y tế xã nhà. Ảnh: Thanh Loan

Giảm tải cho tuyến trên

Nói về hiệu quả mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, bác Nguyễn Thị Hòa, thôn Đồng Bàu, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bác bị bệnh tiểu đường đã 10 năm nay, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, mỗi lần đi khám là con, cháu chở đi, gặp trời mưa gió hay bệnh nhân đông thì vất vả, có khi phải chờ đến cuối buổi sáng mới có kết quả. Tuy nhiên, sau khi biết Trạm Y tế xã Cẩm Thành điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường rất tốt nên bác đã xin chuyển về điều trị tại Trạm.

“Lần đầu đến Trạm Y tế xã, tôi có cảm giác thoải mái, thân thiện vì thấy các cán bộ y tế rất nhiệt tình, chu đáo, cơ sở vật chất khá tốt. Hơn nữa, ở đây gần nhà nên không phải phiền con, cháu như trước. Quan trọng hơn, tôi được thăm khám cẩn thận, tư vấn kỹ càng, cấp thuốc đầy đủ không khác gì ở trên bệnh viện cả nên rất yên tâm”, bác Hòa cho biết thêm.

Bác sỹ Trương Thị Diệu Thúy, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Thành chia sẻ, điểm nổi bật của Trạm khi hoạt động theo nguyên lý y học gia đình là Trạm tiến hành điều trị một số bệnh mãn tính cho người dân như tăng huyết áp và đái tháo đường.

Và để làm tốt điều này, cán bộ y tế của Trạm phối hợp với y tế thôn trực tiếp xuống tận nhà dân tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện đo huyết áp cho người dân. Một số người bận đi làm hay đi công tác thì cán bộ y tế hẹn đến khám vào ban đêm hoặc khám vào ngày nghỉ, hàng tháng nếu bệnh nhân quên lịch khám thì cán bộ trạm y tế chủ động điện thoại nhắc nhở đi khám bệnh định kỳ.

Cũng theo bác sỹ Thúy, trước khi chưa thực hiện mô hình này, mỗi tháng chỉ có khoảng 5 bệnh nhân tăng huyết áp đến khám, lấy thuốc và thuốc tăng huyết áp của BHYT chỉ có 1 loại, chỉ phát cho bệnh nhân uống trong 5- 10 ngày là hết thuốc. Những bệnh nhân tiểu đường phải lên bệnh viện tuyến trên để khám, lấy thuốc điều trị vì tại trạm y tế chưa có thuốc BHYT.

“Sau khi thực hiện mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, thuốc điều trị đái tháo đường và tăng huyết áp được cấp hàng tháng, đầy đủ và theo phác đồ của bệnh viện đa khoa huyện nên việc giám sát, theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường được thực hiện thường xuyên hơn”, bác sỹ Trương Thị Diệu Thúy cho biết thêm.

Được biết, nếu trước đây trung bình mỗi ngày Trạm Y tế xã Cẩm Thành có khoảng 15 đến 20 bệnh nhân đến trạm khám chữa bệnh. Nhưng, sau khi triển khai mô hình quản lý, điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường, mỗi ngày có từ 30- 40 bệnh nhân đến khám chữa bệnh.

Không chỉ mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình phát huy hiệu quả mà đề án bệnh viện vệ tinh đang được triển khai tại các tỉnh cũng dần phát huy hiệu quả. Bác Trịnh Văn S. ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh bị ung thư gan vừa được Khoa Ung bướu- Y học hạt nhân, Bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần vui mừng cho biết, lúc mới phát hiện bệnh tinh thần bác suy sụp nhưng được sự động viện của gia đình, bạn bè và người thân bác đã quyết định đi khám ở Bệnh viện đa khoa tỉnh với mong muốn là xin chuyển đi Hà Nội để điều trị.

Tuy nhiên, được các bác sỹ của Khoa Ung bướu & Y học hạt nhân giải thích và động viên nên bác đã ở lại điều trị tại đây. Qua điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần qua nội soi bác thấy tình trạng bệnh cơ bản ổn định.

Còn anh Phan Bá C. (38 tuổi) ở TP Đồng Hới, Quảng Bình, bị đau khớp háng, kèm theo teo cơ chân trái, đi lại khập khiễng khó khăn do thoái hóa khớp háng. Để giảm đau anh C. đã dùng nhiều loại thuốc đông tây y giảm đau nhưng không đỡ, anh quyết định thay khớp háng.

Sau khi tìm hiểu thông tin qua trang mạng và báo đài, anh biết đến kỹ thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh với tỷ lệ phẫu thuật thành công cao, các bệnh nhân sau đó đều hồi phục và đi lại bình thường. Anh quyết định đến đây để phẫu thuật thay khớp háng toàn phần. Sau 3 ngày, anh C. đã có thể tự vận động được, đi khoảng cách gần không cần nạng hỗ trợ...

Đầu tư nhân lực, vật chất

Để nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở, Bộ Y tế đã và đang triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở; xây dựng cơ chế chính sách, tài chính cho y tế xã, phường. Đồng thời, xây dựng và được phê duyệt chủ trương đầu tư, được cho phép đàm phán Hiệp định với nhà tài trợ đối với 2 dự án là Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á, tổng mức đầu tư 110,6 triệu USD; dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốn Ngân hàng Thế giới, tổng mức đầu tư 110 triệu USD.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, để nâng cao chất lượng của y tế cơ sở, Bộ sẽ từng bước đổi mới về phương thức chi trả; ban hành và cập nhật gói dịch vụ y tế cơ bản phù hợp khả năng chi trả của BHYT và ngân sách nhà nước.

“Bộ cũng tính tới phương án phân loại các trạm y tế xã để đầu tư, không dàn trải, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở từng vùng miền, khu vực; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo”, ông Liên nhấn mạnh.

Về phương diện chính sách, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, ngành Y tế sẽ tiếp tục triển khai Đề án Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, TPHCM về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn 2018 - 2020; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế theo Đề án Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019 - 2025.

Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016 - 2020 sau 4 năm triển khai tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực; số mắc, tử vong của các bệnh dịch nguy hiểm như lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS đều giảm. Bộ Y tế đã bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho hơn 90% trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Công tác kết hợp quân dân y được triển khai sâu rộng trên toàn quốc.

Tuy đạt được những thành công nhất định, song, hệ thống y tế cơ sở vẫn cần thêm thời gian để củng cố và hoàn thiện. Do vậy, theo ý kiến của một số chuyên gia y tế, để y tế cơ sở làm tốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, Bộ Y tế cần tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống và ngược lại; xây dựng các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị. Đồng thời tiếp tục đào tạo theo địa chỉ để bổ sung nhân lực cho y tế cơ sở các vùng khó khăn; xây dựng và trình ban hành các chính sách ưu đãi cho viên chức y tế cơ sở.

分享到: