当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kèo chinh】Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị 正文

【kèo chinh】Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-09 11:18:23

Thời gian qua,ềnconngườitronglĩnhvựcdnsựchnhtrịkèo chinh Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có các quyền dân sự và chính trị.

Luật sư tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ tại phiên tòa.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật           

Quyền bình đẳng trước pháp luật được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng có những quy định về tố tụng công bằng như nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (khoản 5, Điều 103); nguyên tắc người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (khoản 2, Điều 31); người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (khoản 4, Điều 31).

Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng được cụ thể hóa trong các đạo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo,… (Điều 9). Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đảm bảo quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra tranh luận dân chủ trước tòa (Điều 26). Trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân làm việc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định như đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo; quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án; không ai bị coi là có tội cho đến khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật,…

Mặt khác, Bộ luật Tố tụng hình sự và chủ trương cải cách tư pháp của Nhà nước cũng nhấn mạnh yêu cầu “bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Các đạo luật quy định quyền của luật sư được cụ thể hóa theo hướng thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp về tranh tụng, về nguyên tắc phải có người bào chữa của người bị buộc tội,… để bảo đảm tốt hơn quyền được xét xử công bằng, quyền được tiếp cận và hỗ trợ tư pháp của người dân.  

Quyền sống là quyền cơ bản

Bên cạnh quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” (Điều 19) và “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình,…” (Điều 20).

Hành vi xâm phạm quyền sống của con người được coi là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và bị pháp luật nghiêm trị. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng quan tâm bảo hộ an toàn tính mạng cho những người tham gia quá trình tố tụng hình sự, nhất là bị can, bị cáo. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã dành riêng chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Ngoài ra, Điều 157 còn quy định hình phạt đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, trong đó quy định cụ thể về hình phạt đối với các hành vi này.

Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, việc duy trì án tử hình trong thời điểm hiện nay là cần thiết nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người dân, vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Qua tổng kết việc thi hành Bộ luật Hình sự cho thấy có một số tội danh hiếm khi bị xử phạt đến tử hình, thậm chí có tội chưa bao giờ áp dụng mức hình phạt cao nhất này. Đồng thời, trong những năm qua, Việt Nam đã giảm mạnh số lượng các tội danh có áp dụng án tử hình: Từ 44 (Bộ luật Hình sự năm 1985) xuống còn 29 (Bộ luật Hình sự năm 1999) và Bộ luật Hình sự năm 2015 là 18 tội danh.

Mọi cá nhân được bảo vệ bí mật riêng tư

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc, mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” (Điều 21) và “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý” (Điều 22).

Bộ luật Dân sự sửa đổi cũng quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32) và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38), theo đó việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình phải được người đó đồng ý, các thành viên gia đình đồng ý,… Bộ luật Dân sự cũng quy định việc sử dụng hình ảnh của người dưới 15 tuổi phải được cha, mẹ hoặc người đại diện người đó đồng ý; việc sử dụng hình ảnh để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có ảnh, bị nghiêm cấm.

Các bộ luật liên quan cũng đã cụ thể hóa trách nhiệm, nguyên tắc cũng như quy định hình phạt cho các hành vi vi phạm. Cụ thể, Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện tử, điện tín của người khác. Luật Bưu chính năm 2010 quy định nguyên tắc hoạt động bưu chính phải bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật. Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 cũng quy định việc quản lý lý lịch tư pháp phải “bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân”; nghiêm cấm việc sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân (Điều 8)…

ĐÌNH BẢO tổng hợp

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá