游客发表

【bóng da tv】“Duyên nợ” với nghề báo

发帖时间:2025-01-25 15:36:06

Hầu hết những người lính chúng tôi đến với nghề báo thường từ vai trò của một cộng tác viên và là cán bộ chính trị học ở Học viện Chính trị - Quân sự hoặc học từ các chuyên ngành khác không phải báo chí. Là cộng tác viên,Duybóng da tv thông tin viên “có thì viết”, hoặc “thích thì viết”, rồi niềm đam mê cứ dần ăn sâu vào máu, thịt, được cơ quan tin tưởng giao nhiệm vụ chuyên về công tác tuyên truyền trên báo chí. Từ đó “duyên nợ” giúp tôi trở thành phóng viên.

Trở thành người làm báo sau nhiều năm, tôi thấy nghề báo là phải chịu khó đọc và học, phải có trải nghiệm, có vốn sống. Nếu chỉ ngồi một chỗ, không chịu khó lăn lộn với nghề, không đi thực tế ở cơ sở thì sẽ hổng kiến thức, kinh nghiệm. Trên mặt trận tuyên truyền, chúng tôi là những “nhà báo” 3 trong 1, vừa viết tin bài báo in vừa quay và dựng video truyền hình. Trong quá trình tác nghiệp, những “nhà báo” mặc áo lính cũng gặp nhiều áp lực và nguy hiểm chẳng thua kém gì người làm báo chuyên nghiệp.

Với những người làm báo ở lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh, yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm tính định hướng tư tưởng, nêu cao tính chiến đấu chống các quan điểm sai trái, thù địch; thông tin kịp thời đến cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước về những nét mới, nét riêng của LLVT tỉnh. Từ đó góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong LLVT hăng hái thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Các phóng viên Quang Thạch, Bộ CHQS tỉnh; Đông Kiểm, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước tác nghiệp tại tỉnh Kratie, Vương quốc Campuchia- Ảnh:Hoàng Thu

Trải qua quá trình tác nghiệp 20 năm qua, với tôi có những kỷ niệm không thể nào quên. Đó là vào năm 1998, tôi ghi hình kiểm tra 3 tiếng nổ của chiến sĩ mới. Ở những bệ ném lựu đạn khác, các chiến sĩ đều thao tác thuần thục từng động tác, rút chốt, điểm hỏa an toàn. Riêng bệ ném gần nơi tôi ghi hình, do chiến sĩ này lần đầu tiên được cầm quả lựu đạn thật nên bị áp lực tâm lý, cứ xoay trở mãi vẫn chưa ném được. Cầm lâu, mồ hôi làm ướt tay nên khi ném khoảng cách chỉ chừng 3m. Thấy vậy, người chỉ huy phải ôm chiến sĩ nhảy xuống hầm ẩn nấp. Tôi cũng phải buông máy camera và nằm xoài xuống mặt đất. Sau vài phút, quả lựu đạn không phát nổ. Lúc này, chiến sĩ mới bình tĩnh nói với chỉ huy: “Do em run quá nên chưa kịp rút chốt an toàn!”. Không may cho tôi là khi nằm xuống lại gặp ngay tổ kiến lửa. Mặc dù bị kiến cắn nhưng vẫn phải nằm bất động đến khi thấy lựu đạn không nổ, cảm thấy an toàn tôi mới lồm cồm ngồi dậy. Lúc này, kiến cắn đỏ hết ngực và tôi đã phải trải qua một phen hú vía.

Có lần tôi cùng đơn vị công binh đi rà phá và tiêu hủy bom mìn với khối lượng hàng trăm quả đạn, pháo cùng 2 quả bom 500 bảng Anh. Mọi công tác chuẩn bị tiêu hủy đạn, pháo đều được cán bộ, chiến sĩ công binh tiến hành cẩn trọng, tuyệt đối an toàn. Đến khi mọi người vào hầm ẩn nấp thì chỉ huy đơn vị mới cho kích nổ. Song do khối lượng bom, đạn nhiều nên cho dù chúng tôi ẩn nấp với khoảng cách hơn 1.000m, vậy mà những mảnh đạn vẫn rơi rào rào trên mái tôn hầm ẩn nấp.

Từ khi “bén duyên” với nghề làm báo, được đi thực tế ở cơ sở, được cùng ăn, ở, cùng sinh hoạt với cán bộ, chiến sĩ trong LLVT tỉnh, tôi cảm nhận được người lính thời bình dẫu không phải chiến đấu, hy sinh nhưng các anh cũng phải đổ máu, mồ hôi, nước mắt và có khi phải trả giá bằng tính mạng.

Có lần, tôi theo cán bộ, chiến sĩ Đội K72 Bộ CHQS tỉnh thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc, hồi hương các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ về nước. Công việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ thật gian truân, khó khăn, vất vả và cả những hiểm nguy. Mùa khô ở Campuchia nóng như thiêu đốt, nước sinh hoạt cực kỳ khan hiếm. Cán bộ, chiến sĩ phải chắt chiu từng giọt nước đọng lại trong các hốc đá, thân tre để uống. Cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện nhiệm vụ dưới cái nắng chói chang, oi bức, cỏ cây xung quanh trơ mình khô héo, khi những con suối đã cạn kiệt, có chiến sĩ vì không chịu nổi đã bị chảy máu cam trong khi làm nhiệm vụ.

Mùa khô là vậy nhưng vào mùa mưa ở đất rừng Campuchia thì ngập nước. Có những đoạn đường, nước ngập thành suối khiến xe cơ giới đi qua cũng bị trơn trượt, sa lầy và phải dùng sức người hỗ trợ cho xe qua. Nhưng đến những con đường nhỏ, phương tiện cơ giới buộc phải dừng lại do đường quá lầy. Những lúc như vậy, cán bộ, chiến sĩ lại phải cùng nhau khiêng vác dụng cụ, bì bõm lội qua từng con suối, luồn qua khe rừng để dò tìm nơi có các liệt sĩ đang yên nghỉ. Trong điều kiện trời mưa, đất sũng nước, mỗi nhát cuốc xuống đất của chiến sĩ đều có ý thức thận trọng như dò tìm để không tổn hại đến từng mẩu xương, từng kỷ vật của các liệt sĩ. Công việc càng khó khăn hơn, vì nhiều vị trí mai táng liệt sĩ của ta trước đây nay đã thành rừng già, có những nơi gốc cây với đường kính 60-70cm mọc trên nấm mộ. Các anh phải chặt cây, đào gốc mới lấy được hài cốt liệt sĩ. Cùng với đó là sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán nhưng vượt lên tất cả, các anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đợt dịch Covid-19 lan rộng, các chiến sĩ phải căng mình, trải dọc tuyến biên giới của tỉnh để ngăn chặn những người xâm nhập từ bên ngoài vào...

Với tôi, mỗi lần đi cơ sở đều đọng lại rất nhiều kỷ niệm. Càng đi, càng viết, tôi càng đam mê dù rằng nơi xuất phát và phía trước của tôi còn nhiều thử thách, bản thân cần phải nỗ lực rèn luyện, học tập, trau dồi thêm kinh nghiệm. Nhưng tôi vẫn luôn yêu nghề mình đã chọn, nhà báo mặc áo lính, cái nghề buộc tôi thường xuyên phải “ăn nhờ, ở đậu” và bỏ lỡ những cuộc hẹn hò với bạn. Tuy không được học tập bài bản, lại thường kiêm nhiệm nhưng những năm qua, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong xu hướng hiện nay, phóng viên phải đa năng, có thể tự quay, viết và dựng phim, tức là “3 trong 1” và chúng tôi tự hào vì đã làm được điều đó.

    热门排行

    友情链接