【dự đoán thái lan】Trên quê hương đổi mới
Mở đường cho phát triển
Đường tỉnh 830 hoàn thiện, tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh
Gần nửa năm qua, tôi mới có dịp chạy xe hết tuyến Đường tỉnh 830 - công trình trọng điểm từ nhiệm kỳ trước nối liền 4 huyện phát triển công nghiệp - đô thị đến Cảng Quốc tế Long An. Ngoài đoạn được đầu tư theo hình thức BOT từ huyện Đức Hòa đến cầu An Thạnh, huyện Bến Lức, đến nay, giai đoạn 2 của dự án cơ bản hoàn thành, chỉ còn một vài công đoạn cuối cùng tại gói thầu qua địa bàn huyện Cần Đước. Những ngày giáp tết, mật độ giao thông trên tuyến đường này nhộn nhịp, đông đúc hơn.
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (xã Long Sơn, huyện Cần Đước) từ ngày có dự án đã ra sát mặt đường. Trong những năm thi công, gia đình bà cùng nhiều hộ dân khác phải chịu khó khăn thì nay được hưởng niềm vui từ công trình mang lại. “Tuyến đường này hoàn thành giúp người dân đi lại thuận lợi hơn dù muốn đến trung tâm huyện hay trung tâm tỉnh” - bà Loan vui mừng nói. Từ Quốc lộ 1, huyện Bến Lức đến Cảng Quốc tế Long An, giờ đây các phương tiện có thể chạy một mạch, khoảng 40 phút là tới.
Đường mở cũng đồng nghĩa với kinh tế phát triển. Những dự án công nghiệp trên địa bàn các huyện vùng kinh tế trọng điểm tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương cũng như các tỉnh, thành khác. Trong cuộc trò chuyện cuối năm, doanh nhân Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm Group, chia sẻ, hơn 10 năm trước, vùng hạ Cần Giuộc vẫn còn hoang sơ, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nhưng với các chính sách thu hút đầu tư và xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) xem Long An là điểm đến.
Những năm qua, Đồng Tâm Group đã tập trung nguồn lực đầu tư Cảng Quốc tế Long An, Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An, Khu dịch vụ công nghiệp Đông Nam Á Long An, Khu đô thị Đông Nam Á Long An với tổng diện tích 1.935ha. Trong đó, Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng thúc đẩy phát triển các khu, cụm công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm và trở thành trung tâm logistics của tỉnh cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Doanh nhân Võ Quốc Thắng cho biết: “Với tâm thức của một người con quê hương Long An, trong công việc, suy nghĩ của mình, tôi luôn muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho quê hương, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh”.
Vực dậy sau đại dịch
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,46%, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng
Năm 2022 là năm chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục trong phát triển KT-XH của tỉnh khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,46%; các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dần lấy lại đà tăng trưởng. Dù mức tăng trưởng này chưa đạt như kỳ vọng nhưng là mức tăng trưởng tốt sau khoảng thời gian bị tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Thành quả đó cho thấy chính sách phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh đã phát huy hiệu quả tích cực.
"Tình hình KT-XH năm 2022 của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng khi đạt và vượt các chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Đây là năm đầu tiên tỉnh thu ngân sách đạt mức kỷ lục, khoảng 22.000 tỉ đồng. Trong lịch sử, Long An là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới thì nay lại là “điểm sáng” trong khôi phục, phát triển kinh tế. Tiếp nối truyền thống “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” và những thành tựu đã đạt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục bền gan, vững chí, bản lĩnh, trí tuệ để vượt qua các khó khăn, thách thức, đoàn kết một lòng, với quyết tâm cao nhất đưa con tàu KT-XH của tỉnh phát triển nhanh, bền vững”. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được |
Ngược thời gian trở lại thời điểm năm 2021 - năm đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trong cả nước, tỉnh Long An là 1 trong 4 địa phương phía Nam nằm trong “tâm dịch”. Bao khó khăn, thách thức và hậu quả từ đại dịch Covid-19 đã làm chậm lại quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Nhưng với tư duy “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, tỉnh đã có những quyết định quan trọng, đột phá khi là một trong số những địa phương đầu tiên trong cả nước mở cửa kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, đầu tháng 10/2021, UBND tỉnh chủ động ban hành kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tất cả DN được phép hoạt động trở lại khi đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định và phối hợp một số tỉnh, thành phố bảo đảm các điều kiện cho công nhân đi lại liên tỉnh, thành phố để làm việc. Chỉ chưa đầy 1 tháng, 80% DN trên địa bàn tỉnh hoạt động trở lại và đến cuối năm 2021, 100% DN khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Song song với khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, với phương châm lấy DN là động lực, nguồn lực cho quá trình phát triển, UBND tỉnh thành lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng. Từ đây, những kế hoạch, giải pháp và chính sách hỗ trợ cho người dân, DN được tỉnh kịp thời ban hành, tạo động lực trong quá trình khôi phục kinh tế trong năm 2022 với những thành tựu đáng tự hào.
Dù vẫn còn những khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, kỳ vọng năm 2023, Long An tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tạo bước đệm quan trọng hoàn thành mục tiêu cho cả nhiệm kỳ, giúp tỉnh giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025, và vươn mình trở thành tỉnh khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2030./.
Với các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023 trên tinh thần tư duy mới, tự lực, tự cường, lấy con người và doanh nghiệp là trung tâm, xem người dân là đối tượng phải phục vụ, xem doanh nghiệp là động lực, nguồn lực cho quá trình phát triển. Ông đề nghị các sở, ngành, địa phương phải xây dựng giải pháp, lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong năm 2023. Trong đó, tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục vừa phục hồi, đẩy mạnh phát triển KT-XH; nâng cao hiệu quả công tác lập, quản lý và triển khai, thực hiện các quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Đồng thời, UBND tỉnh tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phấn đấu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023, đưa tỉnh trở lại nhóm đầu cả nước. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục thực hiện các giải phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội, quốc phòng - an ninh. |
Kiên Định