设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【kinh nghiệm chơi poker】Vượt lên nỗi đau da cam 正文

【kinh nghiệm chơi poker】Vượt lên nỗi đau da cam

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-10 21:15:56

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ,ượtlnnỗiđkinh nghiệm chơi poker nhưng hậu quả mà nó để lại với những gia đình có nạn nhân chất độc da cam vẫn còn dai dẳng, nhất là với những nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai, họ luôn nhận được tình yêu thương, sự quan tâm từ gia đình, cả hệ thống chính trị và xã hội.

Nhiều nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 2 nay đã gần 50 tuổi, nhưng vẫn ngây ngô như đứa trẻ, phải dựa vào sự chăm sóc của ba mẹ đã già yếu.

Nỗi đau hiện hữu và “liều thuốc” của tình yêu thương

Thời trẻ, ông Lưu Trung Thành (86 tuổi) và bà Hà Thị Ngọc Anh (76 tuổi), ở khu vực Xẻo Vông C, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, đều là những người tham gia cách mạng. Ông là một sĩ quan quân đội tập kết, còn bà cũng là người có công, hoạt động ở vùng căn cứ địa U Minh, Cà Mau. Hồi đó, kẻ thù rải hóa chất khắp chiến trường miền Nam, nơi ông bà đóng quân cũng không ngoại lệ. Mấy lần bị dính chất độc này, do điều kiện sinh hoạt, ông chỉ tắm rửa qua loa, còn bà vẫn phải dùng dòng nước nhiễm độc ấy để sinh hoạt hàng ngày, chất độc da cam cứ thế ngấm vào cơ thể, gây ra biết bao nhiêu hệ lụy cho gia đình ông bà.

Đứa con đầu lòng của ông bà bị sinh non, với hình hài dị dạng rồi mất. Người con thứ hai chào đời lành lặn, vào đúng năm đất nước giải phóng, là niềm hân hoan và là động lực to lớn cho ông bà. Nhưng đến người con thứ ba là anh Lưu Trung Hậu (sinh năm 1978), thì nỗi đau da cam lại hiện hữu. Thời đó, ông bà cũng chưa biết chất độc da cam là gì, chỉ biết mang con đi chạy chữa khắp nơi. Nhưng với những trường hợp nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai, mọi khiếm khuyết đều có từ trong bào thai, không thể chạy chữa.

Suốt 44 năm qua, anh Lưu Trung Hậu không thể tự đi lại, nói năng, sinh hoạt cá nhân, tất cả đều phụ thuộc vào cha mẹ. Ở tuổi xưa nay hiếm, ông Lưu Trung Thành và bà Hà Thị Ngọc Anh, vẫn phải ngày ngày chăm sóc con, từ việc ăn uống đến tắm rửa, vệ sinh. Niềm an ủi với ông bà là anh Hậu rất hiền, tình cảm và biết nghe lời. Nhìn con, bà Ngọc Anh không khỏi chua xót: “Chiến tranh đã qua nhưng nỗi đau với gia đình tôi còn tồn tại mãi. Thương con, vợ chồng tôi luôn cố gắng chăm lo cho con đầy đủ, để bù đắp lại những thiệt thòi mà con phải gánh chịu”.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 221 nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai, là con của người hoạt động kháng chiến. Đa số nạn nhân này đều có những dị tật, dị dạng ở mức độ nặng, tinh thần không minh mẫn, nhiều người không thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường mà phải phụ thuộc vào người thân hoặc những người xung quanh. Tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình là liều thuốc quan trọng nhất để nuôi nấng, dìu dắt họ hàng chục năm qua.

Những điều trăn trở…

Đối với những gia đình nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai, điều trăn trở nhất chính là việc chăm sóc, nuôi dưỡng những trường hợp này. Bởi mức độ tổn thương, dị tật khá nặng nề, nên việc chăm sóc cho họ cũng rất vất vả, nặng nhọc. Thông thường chỉ có cha mẹ, người thân trong gia đình mới có đủ sự kiên nhẫn và tình yêu thương để đảm đương. Nhưng theo năm tháng, cha mẹ, người thân của họ cũng sẽ già yếu, mất đi, rồi ai sẽ là người trực tiếp chăm sóc họ ?

Chị Nguyễn Ánh Hồng, ở ấp Thạnh Hòa 2, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh cũng là một nạn nhân chất độc da cam với mức độ khá nặng. 35 tuổi, nhưng chị ngây ngô như một đứa trẻ. Bị khiếm thị, không thể đi đứng, nói năng, mọi sinh hoạt cá nhân của chị Hồng đều phụ thuộc vào người thân. Từ nhỏ, chị sống cùng mẹ và một người anh ruột, được họ kề cận chăm sóc. Khi những người thân này lần lượt qua đời, chỉ còn mình chị sống trong căn nhà tình thương nhỏ bé. Mỗi ngày, có người anh thứ ba chạy qua chạy lại để trông nom. Gia đình của người anh này cũng đang gặp nhiều khó khăn, việc chăm sóc thêm chị Hồng thực sự là một gánh nặng với họ.

Những năm qua, các cấp hội và chính quyền địa phương đã có nhiều sự quan tâm, chăm lo về vật chất, tinh thần cho các trường hợp này. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin tỉnh, cho biết: “Đối với những nạn nhân chất độc da cam đặc biệt nặng, hiện nay đã có chế độ trợ cấp hàng tháng dành cho cha mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng họ. Khi những người này mất đi, ai trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân sẽ được hưởng chế độ này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, các cơ quan, doanh nghiệp quan tâm, đỡ đầu cho các nạn nhân để họ có thêm điểm tựa. Ngoài ra, với những trường hợp không còn ai có thể chăm sóc, chúng tôi sẽ đề xuất để đưa đến Trung tâm Công tác xã hội của tỉnh”.

Với sự chung tay, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các cấp hội, sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh. Những năm qua, gia đình của nạn nhân chất độc da cam luôn nhận được nhiều sự hỗ trợ đầy đủ, kịp thời từ nhiều phía, để họ vững vàng hơn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân, đặc biệt là những nạn nhân ở mức độ nặng. Bà Hà Thị Ngọc Anh, ở khu vực Xẻo Vông C, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, chia sẻ: “Thời gian qua, tôi luôn nhận được đầy đủ chế độ dành cho nạn nhân chất độc da cam và người nuôi dưỡng. Vào những dịp lễ tết, tôi cũng nhận được nhiều phần quà từ các cấp hội, đoàn thể địa phương để chăm lo, thuốc men cho con. Tuy vất vả nhưng tôi không thiếu thốn về vật chất và cảm thấy rất ấm lòng”.

Mong rằng, với tình yêu thương, sự chăm sóc của gia đình, người thân, sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp hội, chính quyền địa phương, cộng đồng và xã hội, những nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai sẽ luôn có được điểm tựa vững chắc, để góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh mà họ phải chịu trong suốt cuộc đời.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

热门文章

0.791s , 7234.578125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kinh nghiệm chơi poker】Vượt lên nỗi đau da cam,88Point  

sitemap

Top