【xem kèo bóng đá đêm nay】Doanh nghiệp dược kỳ vọng bứt phá năm 2019
Người cười, kẻ khóc
Theo báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cả năm 2018 của công ty mẹ ước tính đạt khoảng 1.680 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017, vượt 7,7% kế hoạch mà Đại hội cổ đông thường niên (ĐHCĐTN) năm 2018 giao. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 của công ty mẹ ước tính đạt khoảng 105 tỷ đồng, tăng 17,65% so với cùng kỳ năm 2017, vượt 16,7% kế hoạch mà ĐHCĐTN năm 2018 giao
Theo ông Lê Xuân Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, hoạt động kinh doanh của Công ty gồm 2 mảng chính đó là mảng hàng tự sản xuất, đóng góp gần 90% tổng lợi nhuận gộp của Công ty với biên lợi nhuận gộp ước tính bình quân khoảng 25,8% và mảng hàng nhập khẩu ủy thác, chiếm khoảng 6,6% tổng lợi nhuận gộp. Ngoài ra, Công ty còn một số mảng hoạt động phụ trợ khác như kinh doanh nguyên liệu, hàng khai thác, liên kết hợp tác khai thác thương mại.
Động lực tăng trưởng chính của 2 mảng chủ lực của Công ty đến từ việc gia tăng doanh thu ở tất cả các kênh (bệnh viện, nhà thuốc, phòng mạch…) thông qua mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng số lượng khách hàng mới và chiếm thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
Không được khả quan như Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, với Công ty Cổ phần Traphaco, năm 2018 được xem là chưa thành công khi chỉ tiêu doanh thu cơ bản không đạt, kéo theo chỉ tiêu về giá trị hàng sản xuất tại các nhà máy không đạt. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2018, do những điều chỉnh chính sách về thuế thu nhập, mức đóng bảo hiểm xã hội gia tăng cùng với một số nguyên nhân chủ quan nêu trên dẫn đến thu nhập bình quân của người lao động giảm so với cùng kỳ 2017.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của Công ty Cổ phần Traphaco, năm 2018 là năm DN thành công trong việc ra mắt các sản phẩm mới. Ngoài ra, DN cũng mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu phát triển khi ký kết các hợp đồng nghiên cứu tương đương sinh học, ký kết hợp tác với các trường, viện có uy tín như trường Đại học Dược Hà Nội. Chưa kể, Công ty đã đầu tư thành lập 4 chi nhánh, nâng tổng số lên 28 chi nhánh với 27.500 khách hàng nhà thuốc trên toàn quốc.
Động lực tăng trưởng
Dù còn đó nhiều khó khăn về thị trường song theo nhìn nhận của lãnh đạo một số DN, lĩnh vực dược của Việt Nam với tiềm năng lớn sẵn có sẽ là động lực tăng trưởng giúp các DN mạnh dạn đầu tư, đổi mới, sáng tạo. Nói về mục tiêu của DN năm 2019, ông Lê Xuân Thắng cho rằng, DN đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.700 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 1.680 tỷ đồng năm 2018; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 100 tỷ đồng.
Đồng thời, phấn đấu đến hết năm 2020 sẽ phủ kín mạng lưới bán lẻ trên toàn quốc thông qua hệ thống các chi nhánh tại các vùng trọng điểm từ Bắc đến Nam. Song song đó, DN sẽ liên tục đổi mới, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống kiểm nghiệm, nghiên cứu, sản xuất để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng từ cơ quan quản lý và nhu cầu thị trường, không để bị tụt hậu so với các DN trong nước nói riêng và trong khu vực nói chung.
Về phía Công ty Cổ phần Traphaco, DN này đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 2.160 tỷ đồng, trong đó hàng sản xuất, gia công là 1.800 tỷ đồng, hàng khai thác độc quyền 100 tỷ đồng; doanh thu được cộng từ công ty con 260 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 228 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 180 tỷ đồng. Ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco cho rằng, những nền tảng, kinh nghiệm tích lũy được trong năm 2018 sẽ là động lực để Traphaco bước vào năm 2019 với bước chuyển mình để bứt phá. "Mục tiêu năm 2019 của DN là quản trị chuyên nghiệp- tối ưu chi phí- cộng hưởng giá trị- hoàn thành chỉ tiêu”, ông Mã nói.
Còn theo đại diện của Công ty Cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar, năm 2019 DN sẽ củng cố hệ thống phân phối tại thị trường trọng điểm và mở rộng thị trường miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Mekophar sẽ tiếp tục giữ vững các thị trường xuất khẩu, tăng một số mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu ở các nước châu Phi, Đông Nam Á như Moldova, Myanmar, Lào, Nga, Ucraina, Nigeria, Congo, châu Mỹ Latinh nhằm nâng cao thương hiệu của DN, đồng thời đẩy mạnh đấu thầu cung cấp thuốc cho mảng điều trị tại các bệnh viện và các chương trình quốc gia.
Dù tràn đầy quyết tâm song theo thừa nhận của một số DN, hiện còn một số khó khăn nhất định cả chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, đòi hỏi cần có sự phối hợp tháo gỡ. Ông Lê Xuân Thắng cho rằng, hiện DN đang đối diện với một số khó khăn nhất định như công tác đăng ký mới các loại thuốc còn chậm, chưa đạt như kỳ vọng do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó trọng yếu là việc DN phải chờ đợi chính sách quản lý của cơ quan nhà nước là Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế được hoàn thiện.
Một khó khăn nữa mà nhiều DN dược Việt Nam đang gặp phải đó là việc sản xuất còn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Chưa kể, một số rủi ro trước mắt DN kinh doanh dược tiếp tục phải đối mặt như việc các hiệp định FTA có hiệu lực sẽ làm giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc ngoại nhập, giá nguyên liệu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao do tác động từ các chính sách bảo vệ môi trường từ Trung Quốc…
Vậy nên, nhiều DN đề xuất Chính phủ và cụ thể hơn là Cục Quản lý Dược cần có lộ trình hướng dẫn DN trong việc định giá và mức độ tăng giá với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, nhiều DN mong muốn quy trình đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế cần công khai, minh bạch để các DN cạnh tranh công bằng, đồng thời cũng là biện pháp giúp người dân được sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Vệ sinh đúng cách cho điện thoại và máy tính để phòng tránh virus Covid
- ·Tai nghe thông minh có thể giúp người đi bộ tránh bị tai nạn giao thông
- ·Thu giữ gần 1.000 lọ nước hoa không có hóa đơn hợp pháp
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Mua smartwatch trẻ em trên Amazon: Lợ bất cập hại
- ·Triệu hồi hơn 600 xe Mitsubishi Triton vì lỗi kỹ thuật nguy hiểm
- ·Có hay không thuốc ‘tẩy nhanh nồng độ cồn’ sau khi uống rượu bia?
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·WHO cảnh báo nên thận trọng trước thông tin thuốc điều trị virus corona
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội và kem dưỡng da gây hại cho trẻ nhỏ.
- ·Thu giữ gần 500 chiếc kính thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng
- ·1.400 người chết, Bộ Y tế Canada vào cuộc kiểm tra thiết bị y tế gây rủi ro cho bệnh nhân
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Thận trọng khi dùng thuốc có nguồn gốc alpha
- ·Hơn 85.000 hộp mỹ phẩm sản xuất lậu bị thu giữ tại Cần Thơ
- ·Không nên tin tưởng vào các loại khẩu trang y tế bán tràn lan trên mạng chống virus corona
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Công ty CP Dược phẩm TW 3: Từ thu hồi thuốc đến tạm ngừng dây chuyển sản xuất