88Point88Point

【nhận định sunderland】Doanh nghiệp công nghệ thông tin: Gặp khó vì chính sách

doanh nghiep cong nghe thong tin gap kho vi chinh sach

Đại diện DN CNTT nêu vướng mắc tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Huế


Cụ thể,ệpcôngnghệthôngtinGặpkhóvìchínhsánhận định sunderland theo ông Vũ Anh Tuấn, tổng thư kí Hội Tin học TP.HCM, một trong những vướng mắc liên quan đến chính sách đang làm khó các DN CNTT hiện nay là quy định về mật mã dân sự tại Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ. Theo quy định này toàn bộ các thiết bị CNTT đều được coi là mật mã dân sự cần phải quản lí cho dù là các thiết bị xuất, nhập khẩu hay kinh doanh thương mại. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho DN. Đặc biệt đối với mã 84,85 của ngành CNTT bất cứ lúc nào lực lượng liên ngành cũng có thể kiểm tra nếu phát hiện có vi phạm thì mức phạt tối đa có thể lên tới 50 triệu đồng và bị tịch thu tang vật.

Một vướng mắc khác, theo đại diện Hội Tin học TP.HCM là quy định tại Điều 292 của Bộ Luật Hình sự về kinh doanh trái phép trên mạng. Theo quy định này, các hoạt động thử nghiệm sản phẩm mới trên mạng đều bị coi là kinh doanh trái phép. Trong khi đó trong lĩnh vực CNTT hoạt động thử nghiệm sản phẩm mới diễn ra thường xuyên. Do vậy, quy định với nhiều mức chế tài rất nặng (nếu bị coi vi phạm nặng có thể tịch thu toàn bộ tài sản) không chỉ làm triệt tiêu sáng tạo khởi nghiệp của thế hệ trẻ mà còn làm nản lòng cả các DN lớn. “Sự bất cập về chính sách đang được coi là là nguyên nhân dẫn đến “làn sóng” tháo chạy sang Singapore của khởi nghiệp Việt Nam” đại diện Hội Tin học TP.HCM nhấn mạnh.

Để tháo gỡ các vướng mắc nêu trên và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN trong ngành đại diện Hội Tin học TP.HCM cho rằng, chỉ cần phải quản lí một số thiết bị đặc thù về CNTT có ảnh hưởng nhiều tới xã hội còn đối với các thiết bị chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi hẹp thì không cần thiết phải quản lí. Tương tự, đối với chỉ các hoạt động có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mới cần phải chịu sự chi phối của Luật hình sự còn các lĩnh vực thuộc hoạt động kinh tế đã có các luật khác điều chỉnh.

Một vướng mắc khác, theo phản ánh của các DN là quy định tại Điều 200 của Luật Hình sự, theo đó DN báo cáo thuế trễ cũng bị coi là phạm tội trốn thuế và bị xử lí theo Luật hình sự.

Cũng liên quan đến các quy định về thuế, đại diện các DN cho rằng, hiện Chính phủ đã có giải pháp về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Các cơ quan cần nhanh chóng triển khai chính sách này vào thực tế để thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực này và nên mở rộng việc xét đối tượng hưởng ưu đãi thuế theo hướng áp dụng đại trà cho các cá nhân trực tiếp sản xuất chứ không nên áp dụng theo từng dự án hay lĩnh vực nhằm tránh phát sinh về thủ tục.

Giải đáp vướng mắc về thuế, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng, Cục Thuế TP.HCM cho biết, hiện nay trong Luật Thuế TNCN chưa có chính sách miễn giảm thuế đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị quyết 41/CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ có hai giải pháp về ưu đãi thuế đối với lĩnh vực CNTT là ưu đãi về thuế TNDN và giảm 50% số thuế TNCN phải nộp đối với các cá nhân trong lĩnh công nghệ cao về CNTT. Nghị quyết không quy định giảm thuế theo dự án hoăc giảm thuế cho nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực nào. Hiện nay các Bộ, ngành đã tiến hành việc xây dựng và trình chính phủ các phương án sửa Luật thuế TNCN và xây dựng tiêu chí về cá nhân được hưởng ưu đãi thuế để sớm áp dụng vào thực tiễn.

Về việc chậm nộp báo cáo thuế, bà Nga cho biết, theo quy định của Luật quản lí thuế, việc nộp báo cáo, tờ khai khai thuế chậm được chia ra từng trường hợp chứ không phải tất cả đều bị coi là hành vi trốn thuế. Theo đó đối với các hành vi nộp báo cáo, tờ khai chậm từ 1-90 ngày xử phạt vi phạm hình chính tối đa 5 triệu đồng. Đối với các báo cáo, tờ khai trễ hạn trên 90 ngày thì bị xử phạt như hành vi khai man trốn thuế, tuy nhiên, nếu DN đã nộp đủ thuế theo quy định thì cũng chỉ xử phạt vi phạm hành chính tối đa lên tới 5 triệu đồng.

Ngoài các vướng mắc liên quan đến chính sách, ông Lại Đức Nhuận, đại diện một DN gia công phần mềm cũng cho rằng mặc dù số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm chiếm một vai trò quan trọng trong ngành CNTT tuy nhiên lại chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng. Điển hình nhất là trong 6 nhóm giải thưởng về công nghệ thông tin của TP.HCM chưa có hạng mục cho lĩnh vực gia công phần mềm. Ngoài ra, DN này cũng đề nghị, chính quyền cần công bố rõ mức độ đã giải quyết các kiến nghị và vướng mắc của các DN tại các hội nghị đối thoại để khuyến khích các DN tham gia ý kiến cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại, các chiến lược phát triển dài hạn cho lĩnh vực gia công phần mềm.

Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc DN, đại diện Sở Thông tin Truyền Thông TP.HCM và Bộ Thông tin Truyền thông cũng đề nghị các DN có các đề xuất cụ thể để cơ quan Nhà nước có thể quản lí được mà không gây khó khăn cho DN, Theo ông Lê Thái Hỷ, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông, Chính quyền thành phố sẽ lắng nghe và làm việc trực tiếp với chính phủ để điều chỉnh các chính sách phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Đối với với các quy định tại Luật nếu không áp dụng được và áp dụng không hiệu quả thành phố sẽ kiến nghị thí điểm chính sách riêng, do đó DN mạnh dạn góp ý về chính sách để các cơ quan quản lí nhà nước có sự điều chỉnh kịp thời.

赞(3)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định sunderland】Doanh nghiệp công nghệ thông tin: Gặp khó vì chính sách