【kqbdnhanh】Bộ Nội vụ tập trung tổng lực để sắp xếp, sáp nhập 33 huyện và hơn 1.300 xã

时间:2025-01-12 10:36:41 来源:88Point

Ngày 7/7,ộNộivụtậptrungtổnglựcđểsắpxếpsápnhậphuyệnvàhơnxãkqbdnhanh phát biểu kết luận hội nghị Bộ Nội vụ với các địa phương sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, nhiệm vụ trong thời gian tới của ngành rất nhiều áp lực với khối lượng công việc nặng nề. 

Ngoài việc thể chế hóa, hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực ngành, Bộ Nội vụ vừa phải giải quyết vướng mắc, bất cập tồn tại từ lâu; vừa phải xử lý, phản ứng nhanh với những vấn đề phát sinh lớn liên quan tới lĩnh vực của ngành.

Cùng với đó là thúc đẩy đổi mới, phát triển đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính Nhà nước trong tình hình mới, góp phần kiến tạo và quản trị quốc gia.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà 

Từ đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu toàn ngành tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt, Bộ Nội vụ sẽ tập trung tổng lực để quán triệt, triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong đó, yêu cầu đặt ra là phải thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng, đồng thuận, hiệu quả, không cầu toàn, không nóng vội.

Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính sau ngày 20/7 để địa phương triển khai từ tháng 8/2023-9/2024.

Dự kiến tại phiên họp 24 vào ngày 12 – 14/7 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Dự kiến cả nước sẽ sáp nhập 33 quận huyện, 1.327 phường, xã

Theo báo cáo mới nhất từ 63 tỉnh thành, trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến cả nước sẽ sắp xếp khoảng 33 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã. Con số này chưa kể các huyện, xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.

Để giải quyết khó khăn của các địa phương trong quá trình thực hiệp sắp xếp đơn vị hành chính, Chính phủ đề xuất, ngân sách Trung ương hỗ trợ một lần cho các địa phương với mức 20 tỷ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp huyện được giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã được giảm.

Số ngân sách này dùng để hỗ trợ các địa phương trong việc thực hiện xây dựng phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, vận động; tổ chức lấy ý kiến cử tri; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính…

Trước đó, giai đoạn 2019 – 2021, cả nước đã sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 8 huyện; sắp xếp 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 563 xã.

Từ đó, tinh giản 361 cán bộ, công chức cấp huyện và 6.657 cán bộ, công chức cấp xã; giảm chi ngân sách Nhà nước hơn 2.008 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số lượng đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vẫn còn nhiều. Hiện chỉ có 18/63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 127/705 đơn vị hành chính cấp huyện; 2.438/10.599 đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ phải hoàn thành 16 nghị định, 13 thông tư, các đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; nhất là Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ, lộ trình cải cách chính sách tiền lương…

Ngoài ra, Bộ Nội vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế và giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, tham mưu bảo đảm đến năm 2026 hoàn thành giảm 5% biên chế công chức, giảm 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Bộ Nội vụ sẽ tham mưu giải quyết tích cực, hiệu quả tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm; tình trạng cán bộ bỏ việc, thôi việc; trong đó, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa; thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương; hoàn thiện thể chế, chính sách

Đồng thời, thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và đánh giá tác động của thăng hạng viên chức tiến tới bỏ thăng hạng viên chức.

Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số của toàn ngành, trước hết tập trung cập nhật, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức  bảo đảm “Đúng – Đủ - Sạch – Sống”, hoàn thành trước tháng 12/2023.

Đến nay có 48/63 tỉnh, thành đã đồng bộ dữ liệu kết nối 100% với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đáp ứng mức độ 3. Tổng số dữ liệu đồng bộ tự động về cơ sở dữ liệu quốc gia đến thời điểm này: 1.974.488/2.030.095 hồ sơ (đạt 96,28%).

推荐内容