当前位置:首页 > La liga > 【kq nha nghe my】Tiết kiệm chi tiêu: Giải pháp hữu hiệu giảm bội chi ngân sách 正文

【kq nha nghe my】Tiết kiệm chi tiêu: Giải pháp hữu hiệu giảm bội chi ngân sách

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-24 21:59:16

tai

6 tháng đầu năm,ếtkiệmchitiêuGiảipháphữuhiệugiảmbộichingânsákq nha nghe my chi 2,9 nghìn tỷ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và tiệm cận ngưỡng trần cho phép, làm giảm dư địa của chính sách tài khóa, buộc Chính phủ, Bộ Tài chính phải có các giải pháp tích cực, trong đó có việc giảm bội chi NSNN.

Điều hành chi chặt chẽ, đúng dự toán

Tình hình thu NSNN khó khăn đang gây áp lực rất lớn đến cân đối NSNN. Vì vậy Chính phủ, Bộ Tài chính đã và đang triển khai, thực hiện nhiều giải pháp để thu đúng, thu đủ, kịp thời các nguồn thu vào NSNN. Bài toán được xem khó nhất lúc này, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải chia sẻ đó là: “Thu NS đã khó, nhưng chi càng khó gấp bội, bởi lĩnh vực nào cũng quan trọng cần phải có nguồn chi...”. Chính bởi vậy, vấn đề tiết kiệm chi tiêu NS là một trong những yêu cầu, giải pháp rất quan trọng trong bối cảnh NSNN khó khăn mà Bộ Tài chính đã đề ra và thực hiện từ nhiều năm nay.

Ngay từ đầu năm năm 2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương điều hành chi NSNN năm 2016 chặt chẽ theo đúng dự toán được duyệt, bảo đảm sử dụng NS triệt để, tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy định, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện... Trên cơ sở dự toán NSNN được giao, tự cân đối nguồn đảm bảo nhu cầu kinh phí tăng thêm khi thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương cơ sở từ 1/5/2016 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Thực tế trong quá trình điều hành, Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát, sửa đổi các chính sách chế độ chi NSNN về các vấn đề sử dụng tài sản nhà nước; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016- 2018; quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung; cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai; quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn NSNN; hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập...

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp đã đề ra: Thực hiện rà soát, báo cáo về sắp xếp lại xe ô tô công; báo cáo kết quả rà soát cơ sở nhà, đất và phương án sắp xếp lại, xử lý quỹ nhà, đất của các bộ, ngành đã di dời đến trụ sở mới... Đặc biệt, tổ chức các đoàn thanh tra về sử dụng NS tại một số bộ, ngành, địa phương; thanh tra, kiểm tra một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN, công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; việc chấp hành pháp luật về thuế, phí, lệ phí, quản lý giá... nhằm phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.

Về phía hệ thống Kho bạc Nhà nước tiếp tục mở rộng kết nối, tăng cường hoạt động thu chi qua các ngân hàng; thí điểm triển khai kiểm soát chi điện tử, góp phần tăng cường quản lý thu, chi NSNN, cải cách thủ tục hành chính và công khai, minh bạch. “Nhờ đó, kỷ luật tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ. Các nhiệm vụ chi NS được đảm bảo theo đúng dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng NS”, Bộ Tài chính khẳng định.

Đảm bảo cân đối NS các cấp ở địa phương

Bộ Tài chính cho biết, căn cứ diễn biến tình hình thực tế, nhằm ứng phó với việc giảm thu NSNN, đặc biệt NS trung ương giảm do giá dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chủ động sử dụng dự phòng NS địa phương để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh; đảm bảo cân đối NS các cấp ở địa phương.

Cũng theo Bộ Tài chính, để đảm bảo cân đối NSNN, tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 Quốc hội đã cho phép trong năm 2015 và năm 2016 thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ trong nước của Chính phủ, với tổng mức phát hành tối đa là 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong điều kiện diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ thế giới từ cuối năm 2015 đến nay không thuận lợi, diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá trị đồng Nhân dân tệ, sự kiện nước Anh rời khỏi EU... nên chưa thực hiện phát hành TPCP.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi, nếu điều kiện cho phép thì thực hiện phát hành TPCP ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ trong nước theo Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo lợi ích quốc gia./.

* Dự toán bội chi NSNN năm 2016 Quốc hội quyết định là 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP), thấp hơn 0,68% GDP so với bình quân giai đoạn 2011-2015, thấp hơn 0,05% GDP so dự toán năm 2015; ước thực hiện 6 tháng là 85,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm.

* Công tác phát hành TPCP năm 2016 có thuận lợi. Trong 6 tháng đầu năm đã phát hành được 187,7 nghìn tỷ đồng TPCP, giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi được 1.687 triệu USD, đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi NS theo dự toán và đầu tư các chương trình, dự án.

H.TR

标签:

责任编辑:Cúp C1