当前位置:首页 > Thể thao

【soi kèo kasimpasa】Cho đi để đời vui hơn

Tình nguyện hỗ trợ tuyến đầu

Từ đầu đợt dịch đến nay,điđểđờivuihơsoi kèo kasimpasa câu lạc bộ (CLB) Vòng tay nhân ái đã hoạt động rất tích cực và có nhiều đóng góp hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch ở huyện Phú Riềng. CLB đã nấu 11.000 phần ăn, 6.000 chai nước chanh, sả, gừng phục vụ lực lượng tuyến đầu tại các chốt, 5 trạm y tế và người dân khó khăn. CLB cũng đã vận động 4 chuyến xe nghĩa tình với hơn 18,7 tấn rau, củ quả, vật dụng thiết yếu, 2.000 hũ mắm ruốc, đậu phộng tỏi ớt tặng nhân dân Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch.

Trong số 50 thành viên chính thức của CLB, sự góp mặt của các thành viên khuyết tật, đặc biệt các anh Nguyễn Hữu Tiến,  Phạm Bá Xuôi đã thêm “lửa” cho mọi người chung tay vượt qua vất vả, khó khăn trong công việc thiện nguyện đợt dịch này. Chị Vũ Thị Phượng, Chủ nhiệm CLB Vòng tay nhân ái ở Bù Nho kể: Những ngày bếp cơm hoạt động, anh Tiến và anh Xuôi gần như túc trực tại CLB. Các anh không nề hà bất cứ công việc gì mà luôn nhiệt tình, vui vẻ, xung phong làm việc. Mặc dù còn phải lao động mưu sinh nhưng khi biết CLB tổ chức hoạt động thiện nguyện, các anh đã chủ động sắp xếp công việc để tham gia hiệu quả nhất. Các anh còn đảm nhận đi giao cơm cho chốt phòng chống dịch, trao tận tay người khó khăn những suất ăn nghĩa tình của CLB.

Anh Phạm Bá Xuôi (bìa trái) và anh Nguyễn Hữu Tiến (bìa phải) đi giao bánh chưng gây quỹ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong tỉnh

Chị Phượng cho biết thêm, các anh rất khéo tay trong hoạt động gói bánh chưng gây quỹ. Anh Tiến được cả nhóm tôn là “bàn tay vàng trong làng gói bánh”, còn anh Xuôi thì chẻ lạt, làm lá rất thuần thục. Ngoài ra, các anh còn là những shipper tận tâm, giúp CLB đi giao bánh ở những nơi xa như Phú Giáo (Bình Dương) và các huyện, thị xã trong tỉnh. Những tấn hàng được CLB vận động quyên góp gửi về hỗ trợ nhân dân Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh có những buồng chuối, bó rau… anh Xuôi tự đi vận động rồi chở đến điểm tập kết. Với những người có hình thể khiếm khuyết như anh Tiến, anh Xuôi thì đây là việc làm ý nghĩa, thật đáng trân trọng. Các anh đã làm việc bằng chính cái tâm của mình, càng khiến mọi người nể phục.

Vượt lên bản thân để nghĩ cho người khác

Anh Nguyễn Hữu Tiến cho biết: Công việc chính hằng ngày của tôi là làm thợ rèn. Dù lao động vất vả nhưng từ ngày tham gia CLB, tôi đều dành thời gian đăng, chia sẻ bài về hoàn cảnh mà CLB kêu gọi giúp đỡ. Ban đầu, tôi gặp rất nhiều thử thách bởi sự nghi ngại… Thực sự, nghe những lời nói đó rất buồn, nhưng tôi luôn nghĩ về hoàn cảnh khó khăn đang cần giúp đỡ để quên đi cảm giác đó. Biết nghĩ cho người khác sẽ không còn cảm thấy bị tổn thương bởi những lời nói “vô ý” nữa mà chỉ cố gắng để giúp được những người khó khăn hơn.

Là người khuyết tật nên anh Tiến được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước mỗi tháng 800 ngàn đồng. Nhưng ít ai biết rằng, anh đã trích ra một khoản để thường xuyên đóng góp quỹ thiện nguyện. Anh còn sẵn sàng sẻ chia với những hoàn cảnh thương tâm dù thu nhập bản thân không nhiều. Anh Tiến mong rằng, hành động của mình sẽ góp thêm động lực để xã hội ai cũng có thể làm việc thiện, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Nỗ lực sống có ích mỗi ngày

Anh Phạm Bá Xuôi làm công việc bán hàng rong. Từ ngày dịch bệnh xảy ra, anh không di chuyển nhiều mà chủ yếu ở cùng gia đình tại xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập. Song mỗi khi CLB tổ chức hoạt động, anh luôn có mặt và tham gia nhiệt tình. Đặc biệt, với nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, anh rất linh hoạt trong việc kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do CLB phát động.

Ngoài kêu gọi trên trang mạng cá nhân, anh còn chia sẻ cùng khách mua hàng mỗi khi có dịp, hoặc không ngại ra chợ để vừa bán hàng vừa trực tiếp kêu gọi nhiều người ủng hộ. “Tôi thường bán hàng ở những ngôi chùa, ngã ba, ngã tư, nơi nhiều người hành nghề xe ôm. Tôi thấy người ta mặc cả nhau từng đồng xe ôm, hay những đứa trẻ nghèo nhìn đồ chơi với ánh mắt khát khao. Những lúc đó, tôi thường trao đổi với bác xe ôm hay người bán hàng, nhờ họ giúp người khác và tôi sẽ trả tiền thay họ. Có người thấy tôi khuyết tật nên họ không nhận, khuyên tôi tiết kiệm cho tương lai. Nhưng với tôi, động lực sống mỗi ngày là giúp được người khác” - anh Xuôi chia sẻ.

Với suy nghĩ tiền là phương tiện sống, không phải mục đích sống nên anh Xuôi luôn thấy đồng tiền có 2 mặt. Nếu sử dụng đồng tiền đúng sẽ có ích, ngược lại thì không có ý nghĩa gì cả! Nghĩ vậy nên anh không ngần ngại, nề hà khi tham gia hoạt động thiện nguyện tại CLB. Mặt khác, anh xem CLB là ngôi nhà thứ 2 của mình bởi ở đó anh tìm được những người bạn cùng chí hướng, giúp bản thân thấy cuộc sống vui tươi và ngày càng tự tin hơn.

Chị Vũ Thị Phượng, Chủ nhiệm CLB Vòng tay nhân ái cho biết: Trước khi trở thành thành viên chính thức của CLB, những người muốn tham gia đều phải trải qua thời gian thử thách. Và các anh Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Bá Xuôi luôn giữ được sự nhiệt huyết từ những ngày đầu cho đến nay. Còn với anh Lê Duy Toản, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Riềng, hình ảnh của anh Tiến, anh Xuôi với hoạt động tình nguyện phòng, chống dịch đã lan tỏa mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh công tác từ thiện, nhân đạo trên địa bàn huyện, qua đó, chung tay cùng hệ thống chính trị và xã hội đẩy lùi dịch bệnh.

分享到: