【ban xep han bong da phap】Bài 3: Làm rõ trách nhiệm trả nợ, tăng tính tự chủ của chính quyền địa phương

时间:2025-01-10 02:00:22 来源:88Point

trang 6

Bội chi liên tục tăng là do Chính phủ liên tục phải phát hành trái phiếu chính phủ để phân bổ cho các ngành,àiLàmrõtráchnhiệmtrảnợtăngtínhtựchủcủachínhquyềnđịaphươban xep han bong da phap địa phương, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển.

>> Bài 2: Siết điều kiện cho vay lại

>> Bài 1: Tại sao phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công?

Chính vì vậy, một trong những yêu cầu để quản lý nợ công chặt chẽ là phải xây dựng cơ chế tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc vay nợ và cơ chế kiểm soát nợ công…

Ngân sách đầu tư phải có mục tiêu, chiến lược

Trong nhiều năm nữa, nước ta còn phải thực hiện chính sách chủ động bội chi bằng con đường vay nợ để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, rất cần chính sách tài chính công tích cực trong điều kiện tích lũy của nền kinh tế còn thấp, tiết kiệm nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển bền vững. Tuy nhiên, chính sách này phải kèm theo những điều kiện nghiêm ngặt, như: Phải có chiến lược nợ công rõ ràng; những điều kiện đảm bảo hiệu quả trong đầu tư; khả năng trả nợ hàng năm; tuân thủ nguyên tắc “phí tổn cơ hội” và tính đồng bộ trong đầu tư, chi tiêu thường xuyên thật sự tiết kiệm, cơ chế phân bổ vốn đầu tư minh bạch, cơ chế giám sát dòng vốn đầu tư chặt chẽ…

Thực tế những năm qua, việc bội chi chưa thực sự tuân thủ theo các điều kiện trên. Nếu tiếp tục đầu tư không đúng thì hệ quả không chỉ tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công mà còn gây bất ổn vĩ mô.

Bội chi liên tục tăng là do Chính phủ liên tục phải phát hành trái phiếu chính phủ để phân bổ cho các ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển ở các lĩnh vực mà Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, tình trạng các ngành và địa phương đưa ra quá nhiều dự án, trong khi nguồn vốn rất hạn chế, nên nơi nào, ngành nào làm thủ tục sớm thì được chấp thuận và giải ngân sớm, nơi nào chậm thì để lại.

Cách làm này dẫn đến hệ quả phá vỡ tính ưu tiên và tính đồng bộ của đầu tư, tình trạng vốn nằm rải rác khắp nơi, ngân sách phải trả lãi. Do đó, phải cân nhắc thời điểm đầu tư, cách thực hiện…, để cân đối nguồn vốn với phương châm làm dự án phải dứt điểm đưa vào sử dụng; phải bảo đảm tính đồng bộ và tính lan tỏa của từng dự án.

Xây dựng cơ chế tự chủ cho chính quyền địa phương

Theo Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách Nhà nước thì nợ chính quyền địa phương cũng là nợ của Nhà nước, do chính quyền địa phương không được tự chủ về ngân sách nên trách nhiệm trả nợ cuối cùng vẫn là Chính phủ.

Do đó, để có thể xây dựng cơ chế tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc vay nợ và cơ chế kiểm soát nợ theo hướng tách biệt ngân sách địa phương và ngân sách quốc gia, minh bạch loại ngân sách và nguồn ngân sách trong cơ chế ngân sách lồng ghép, cần phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính công theo hướng làm rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền, tránh trùng lắp công vụ, nâng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi phân quyền.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề nợ công của nước ta trong những năm tới không phải là việc giảm mạnh vay để đầu tư, mà vấn đề đặt ra là phải giải quyết tận gốc sự bất cập của thể chế tài chính công và hành chính công.

Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và Luật Quản lý nợ công là 3 bộ phận có quan hệ mật thiết của thể chế tài chính công của một quốc gia. Ba bộ phận này cần được xây dựng theo hệ thống quan điểm đồng bộ. Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công hiện đã được sửa đổi, ban hành theo tinh thần Hiến pháp 2013. Do vậy, việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hai đạo luật trên là cần thiết.

Theo bản dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), phạm vi điều chỉnh về quản lý nợ công cũng tương đối phù hợp, bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Dự thảo Luật cũng làm rõ hơn về chế độ, trách nhiệm giải trình nợ công.

Tuy nhiên, đối với khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước, trong dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) cần quy định Chính phủ không trả nợ thay, hoặc bảo lãnh nợ cho DNNN lâm vào tình trạng phá sản làm tăng nợ công; đồng thời quy định chặt chẽ hơn việc Chính phủ bảo lãnh vay nợ cho doanh nghiệp; tính công khai, minh bạch trong việc bảo lãnh nợ. Đặc biệt, khi Chính phủ cho vay lại, thì trách nhiệm cho vay lại như thế nào, nhất là trách nhiệm của những địa phương được trung ương bao cấp phần lớn ngân sách nhà nước…

TS.Trần Du Lịch (Khánh Huyền ghi)

推荐内容