当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ty le tbn】Nỗi niềm nhà đầu tư ôm “cổ phiếu vụn”

noi niem nha dau tu om co phieu vun


Mất tiền,ỗiniềmnhàđầutưômcổphiếuvụty le tbn “mất dấu” doanh nghiệp

Mới đây, Báo Đầu tư Chứng khoán nhận được đơn thư của cổ đông CTCP Khoáng sản luyện kim Bắc Á (BAM) phản ánh về tình trạng không có nơi giao dịch cổ phiếu.

Theo nội dung đơn thư, ngày 10-11-2016, 30 triệu cổ phiếu BAM bị hủy niêm yết tại sàn niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) do Công ty này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Theo quy định tại Thông tư 180/2015/TT-BTC, sau khi hủy niêm yết, BAM sẽ phải lên UPCoM trong vòng 10 ngày làm việc sau đó. Tuy nhiên, HNX yêu cầu BAM phải khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị ngừng giao dịch thì mới xem xét để cổ phiếu BAM được giao dịch trên UPCoM. Cổ đông BAM thắc mắc, nếu doanh nghiệp không khắc phục được nguyên nhân trên thì làm thế nào để cổ đông có nơi giao dịch cổ phiếu?

Trăn trở của cổ đông BAM là có cơ sở, khi các vi phạm của BAM gồm chưa thực hiện công bố Báo cáo tài chính (BCTC) năm 2015, Báo cáo thường niên 2015, BCTC quý I-2016, quý II-2016, báo cáo quản trị và BCTC bán niên năm 2016… không biết bao giờ có thể khắc phục được.

Một trường hợp khác tương tự với BAM là cổ phiếu KSS của CTCP Khoáng sản Narì Hamico. KSS bị hủy niêm yết do công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến kiểm toán đối với Báo cáo tài chính 2015 của KSS. Sau khi hủy niêm yết, HNX cũng yêu cầu doanh nghiệp khoáng sản này khắc phục được nguyên nhân nói trên mới cho giao dịch tại UPCoM.

Thực tế KSS và BAM không phải là 2 cổ phiếu hiếm hoi rơi vào tình trạng bị tạm ngừng giao dịch tại UPCoM. Theo danh sách bảng cảnh báo nhà đầu tư (cập nhật mới nhất từ 2017 gồm 50 mã cổ phiếu), UPCoM hiện có 44 cổ phiếu bị hạn chế giao dịch và 6 cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch.

Điểm khác biệt giữa KSS, BAM và 4 mã cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch còn lại tại UPCoM, đó là các cổ phiếu này sau khi hủy niêm yết, chưa được giao dịch ngày nào đã bị vào diện tạm ngừng giao dịch, khiến cổ đông muốn bán cũng không thể tìm nơi nào để bán.

Trước đó, các cổ phiếu PTK của CTCP Luyện kim Phú Thịnh và KTB của CTCP Đầu tư khoáng sản Tây Bắc gia nhập UPCoM sau khi bị rơi xuống từ sàn niêm yết (cũng do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin). Cổ phiếu này từng có giao dịch hết sức sôi động trên sàn này, trước khi bị HNX “tuýt còi” với lý do vì xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền quyền lợi nhà đầu tư.

Nhắc tới việc cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch do nhà quản lý xét thấy cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư, vụ việc cổ phiếu MTM vẫn là câu chuyện để lại nỗi đau ấn tượng nhất cho nhà đầu tư trong năm 2016. Nhà đầu tư Công Bình tâm sự: “Khi MTM bị dừng giao dịch vì nghi vấn lừa đảo, cổ đông chúng tôi chết đứng, sốc quá ôm một đống giấy vụn, quá xót xa ...”.

Thực tế câu chuyện MTM đến nay đã sáng tỏ, cơ quan chức năng đã khởi tố lãnh đạo của doanh nghiệp, còn hội đồng quản trị mới của MTM đang thực hiện các bước để tái cấu trúc công ty này.

Trong khi đó, ở các trường hợp còn lại, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu gần như “mất dấu” với các doanh nghiệp này. Nhà đầu tư tên Thành Trung phản ánh, “MTM được pháp luật vào cuộc rồi, nhưng còn KTB, chúng tôi đang mòn mỏi chờ thông tin. Vậy nhà đầu tư cần phải làm gì để có được thông tin từ KTB? Rất mong cơ quan pháp luật và báo đài vào cuộc để bảo vệ nhà đầu tư nhỏ”.

Từ những vụ việc trên, việc không cho phép KSS, BAM giao dịch tại UPCoM có thể được hiểu là động thái cụ thể của nhà quản lý trong việc tăng cường và nâng cao chất lượng xét duyệt cổ phiếu các sự cố của PTK, KTB và MTM. Một lãnh đạo HNX từng chia sẻ rằng, ông rất thông cảm với bức xúc của nhà đầu tư khi mất tiền, nhưng vị này cũng khẳng định “việc cho phép giao dịch thì chẳng khác nào đẩy rủi ro từ lớp nhà đầu tư này sang lớp nhà đầu tư khác”.

Hiểu đúng về quyền lợi của cổ đông

Cổ phiếu hủy niêm yết hay hủy đăng ký giao dịch có thể chia thành 2 trường hợp là tự nguyện và bắt buộc. Với trường hợp chủ động hủy niêm yết hay hủy đăng ký giao dịch, khi các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn cho hoạt động này thì cổ đông phần nào được yên tâm hơn.

Chẳng hạn, CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải (VSP-UPCoM) vừa thông báo tổ chức ĐHCĐ để xin rút khỏi UPCoM. VSP tuyên bố sẽ tiến hành rút khỏi sàn UPCoM theo đúng quy định, vì hiện tại Công ty đã dừng hoạt động được 1 năm, dự kiến sẽ phải thực hiện tiến hành phá sản theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp cần có phương án giải quyết quyền lợi cổ đông để trình cơ quan quản lý. Một số trường hợp hủy niêm yết tự nguyện trên sàn năm 2016 như CTCP Đá xây dựng Hòa Phát (HPS) do sáp nhập hay CTCP Chứng khoán Kim Long (KLS) do giải thể đều có thông báo doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ theo yêu cầu, chia tiền bằng thanh lý cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu hoán đổi nhằm bảo đảm quyền lợi cho cổ đông.

Tuy nhiên, ở các trường hợp còn lại, khác với việc rời sàn tự nguyện, các cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc thường khiến nhà đầu tư "ngậm đắng nuốt cay", vì ôm hàng lớn, nhưng không thể giao dịch. Nhiều ý kiến cho rằng, trong các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo, để bảo vệ nhà đầu tư, ngoài việc buộc tạm ngưng giao dịch cổ phiếu, rất cần cơ quan có thẩm quyền, đứng ra thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp để trả cho nhà đầu tư.

Về vấn đề giao dịch cổ phiếu, thực tế, trước đây khi chưa có quy định buộc doanh nghiệp lên UPCoM sau hủy niêm yết, với nhu cầu chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông các doanh nghiệp này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quy chế chuyển quyền sở hữu chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký tại VSD nhưng chưa, không niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán. Quy định đã có, nhưng nỗi khốn khó của nhà đầu tư còn ở việc tìm đâu ra đối tác để chuyển nhượng cổ phiếu “có vấn đề” này.

Điều đáng nói là, thống kê trên TTCK cho thấy, số cổ phiếu có giá quanh mốc bèo bọt 1.000 đồng này không ít: sàn HOSE có 9 mã, HNX có 17 mã và UPCoM có 56 mã. Các cổ phiếu có thị giá quá thấp, nhà đầu tư phấp phỏng nỗi lo mất trắng nếu doanh nghiệp bị rơi khỏi sàn.

分享到: