【tỷ so trực tuyến】Đẩy mạnh kết nối thương mại Việt Nam
Hội nghị này do Báo Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte mart Việt Nam tổ chức.
Ông Park Sang-Hyup, Trưởng Văn phòng Thương mại Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết, từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh (tăng 61 lần), năm 2014, XK từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt trên 22 tỉ USD, tăng 51 lần và nhập khẩu (NK) của Hàn Quốc từ Việt Nam đã đạt gần 8 tỉ USD tăng 140 lần. Hàn Quốc đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Hàn Quốc sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Singapore.
Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức kí kết Hiệp định Thương mại tự do (VKFTA) vào ngày 5-5-2015. Theo đánh giá của bà Phan Thị Thanh Minh, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Công Thương, với VKFTA, hàng XK của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được hưởng nhiều cơ hội từ các cam kết mở cửa thị trường của cả hai bên.
Theo cam kết của VKFTA, 95% dòng thuế XK từ Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ được giảm dần về 0%. Trong đó, có nhiều nhóm hàng nông sản XK chủ lực như tôm, cua, cá, rau, củ quả, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí... Đặc biệt lần đầu tiên, Hàn Quốc dành ưu đãi đặc biệt mở cửa thị trường cho Việt Nam đối với các sản phẩm nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... Nhờ vậy, sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng XK của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Đối với hàng NK, VKFTA cũng sẽ cắt giảm gần 90 dòng thuế NK đối với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện. Phần lớn trong số này là các nguyên liệu cần NK để phục vụ sản xuất trong nước. Việc cắt giảm thuế đối với các mặt hàng NK nêu trên từ Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguồn NK từ một vài nước khác.
Theo bà Bùi Kim Thùy, Phó trưởng phòng xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, VKFTA không chỉ đưa tỉ lệ tận dụng ưu đãi cho hàng hóa XNK lên cao hơn cả Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc –AKFFTA mà còn có nhiều thuận lợi về quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan như: linh hoạt về mức vi phạm tối thiểu đối với quy tắc xuất xứ; có quy tắc linh hoạt đối với thủy sản, dệt may; nâng thời hạn xác minh C/O lên 10 tháng (AKFTA là 6 tháng); chỉ cần cập nhật mẫu con dấu, không cần cập nhật mẫu chữ kí của người được ủy quyền kí C/O mẫu VK, xem xét cho DN XK tự chứng nhận xuất xứ sau 3 năm kể từ khi VKFTA có hiệu lực...
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, XK hàng hóa vào thị trường Hàn Quốc cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn do thị trường này có những quy định phức tạp về kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm như các yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lí tại chỗ. Ngoài ra, thủ tục đánh giá rủi ro quá dài; một số quy định còn chưa rõ ràng như quy định trong luật thực phẩm liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm từ gạo nấu chín; chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao... cũng tạo ra rào cản không nhỏ đối với hàng hóa XK vào thị trường này.
Để đẩy mạnh XK sang Hàn Quốc, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bên cạnh việc khai thác triệt để ưu đãi do các Hiệp định song phương, đa phương mang lại, các DN cần nắm bắt thông tin thị trường và hiểu tập quán kinh doanh của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các DN nên tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Hàn Quốc như Thương vụ Việt Nam, Phòng thương mại Hàn Quốc và các Hiệp hội ngành hàng. Ngoài ra, việc nắm rõ các quy định tiêu chuẩn VSATTP và thực tế kiểm dịch tại Hàn Quốc sẽ giúp DN cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng...
Nhằm đẩy mạnh kết nối thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, từ ngày 24 đến 28-6-2015, tại siêu thị Lotte Mart Nam Sài Gòn (Quận 7, TP.HCM) diễn ra Triển lãm “Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu”. Có 54 doanh nghiệp (DN) tham gia trưng bày và giới thiệu khoảng 200 sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam thuộc nhiều ngành hàng như thủy hải sản, nông sản thực phẩm, thực phẩm chế biến, hàng dệt may… Đây là sự kiện nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam kết nối giao thương trực tiếp với hơn 30 nhà nhập khẩu Hàn Quốc hiện đang là nhà cung ứng hàng hóa cho Lotte Mart Hàn Quốc. Được biết, ngoài chương trình triển lãm hàng việt tại siêu thị Lotte ở Việt Nam, vào tháng 10 tới, triển lãm “Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu” cũng sẽ được tổ chức tại 100 cửa hàng Lotte Mart tại Hàn Quốc. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Một số lưu ý về lãi suất khi vay tiền ngân hàng có thể bạn chưa biết
- McDonald’s lần đầu có mặt ở Nha Trang
- Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 8
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Cưỡng chế các trường hợp lợi dụng Covid
- Tặng giấy khen thành tích bắt giữ các vụ buôn lậu tuyến biên giới Tây Nam
- Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Mang mái ấm cho đồng bào
- Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- Tỷ phú Trung Quốc tìm mọi cách để tránh đòn trừng phạt của Bắc Kinh
- Hải quan Quảng Trị có thêm Phó Cục trưởng
- Đừng chơi tất tay với cổ phiếu bất động sản
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Nhà khoa học thứ 5 nhận Giải thưởng Chính VinFuture được trao giải Nobel
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- Bình Phước: Thu thuế công thương nghiệp, ngoài quốc doanh dự báo sẽ gặp khó
- Bình Phước: Hỗ trợ phát triển công nghiệp
- Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Mang mái ấm cho đồng bào
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- Long An luân chuyển, điều động nhiều cán bộ