【real madrid vs osasuna】Giá bất động sản không ngừng tăng dù thanh khoản giảm, chưa phải lúc bắt đáy cổ phiếu

时间:2025-01-11 06:17:51来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Nguồn cung hạn chế,ábấtđộngsảnkhôngngừngtăngdùthanhkhoảngiảmchưaphảilúcbắtđáycổphiếreal madrid vs osasuna giá bất động sảnchưa thể hạ nhiệt tại Hà Nội, TP. HCM

Theo SSI Research, trong bối cảnh việc sửa đổi Luật Đất đai vẫn còn đang trong quá trình cân nhắc và nguy cơ TPDN bị siết chặt, nguồn cung mới cho các dự ánbất động sản và chung cư/nhà thấp tầng sẽ tiếp tục bị hạn chế, rất ít sản phẩm mới được tung ra thị trường.

Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trong quý I, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới giảm 59% so với cùng kỳ. Do thiếu hụt nguồn cung mới, giá bán sơ cấp tại các khu vực đô thị trọng điểm như Hà Nội và TP. HCM tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, thanh khoản thị trường giảm sút với số lượng giao dịch trong quý I/2022 ghi nhận ở mức 20.325 giao dịch (giảm 20% so với cùng kỳ). 

Cụ thể, tại thị trường Hà Nội, tình trạng thiếu nguồn cung vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là phân khúc bình dân không có nguồn cung mới. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, số căn hộ chào bán tại thị trường Hà Nội trong quý I/2022 chỉ đạt 3.525 căn (giảm 34% so với cùng kỳ). Phân khúc trung cấp tiếp tục chiếm ưu thế với 66% trong tổng nguồn cung, theo sau là phân khúc cao cấp (29%) trong khi phân khúc bình dân không có nguồn cung mới trong quý này. 

Theo CBRE, giá bán sơ cấp căn hộ tại Hà Nội trung bình đạt 1.655 USD/m2 trong Q1/2022, tăng 13% so với cùng kỳ. Phân khúc trung cấp ghi nhận mức tăng giá cao nhất, giá bán trung bình tăng 16% so với cùng kỳ do định vị sản phẩm cao hơn trong các đợt mở bán tiếp theo của các đại khu đô thị làm cho giá bán tăng lên.

Về bất động sản thấp tầng, tổng lượng mở bán mới tại thị trường Hà Nội đạt 296 căn trong quý 1/2022 (giảm 25% so với cùng kỳ), theo thống kê của CBRE. Có 850 căn hộ được bán trong quý I, tăng 60% so với cùng kỳ, cho thấy sức hấp thụ đối với các sản phẩm thấp tầng duy trì ở mức cao. 

Giá bán sơ cấp trung bình của biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội trong Q1 cũng tăng mạnh lần lượt là 50% và 38% so với cùng kỳ chủ yếu do phát triển cơ sở hạ tầng và mức cầu lớn đối với loại hình bất động sản này. 

Tại TP. HCM, nguồn cung  căn hộ cũng thấp kỷ lục khiến giá bán sơ cấp của bất động sản thấp tầng đạt mức cao mới. Cụ thể, trong quý I/2022, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM giảm 48% so với cùng kỳ xuống còn 884 căn, đến từ một dự án cao cấp duy nhất (Akari City). Đây là mức cung theo quý thấp nhất kể từ năm 2013, theo CBRE. Sự thiếu hụt nguồn cung này chủ yếu là do vấn đề cấp phép kéo dài kể từ năm 2019 và thiếu quỹ đất sẵn sàng để phát triển và bán hàng.

Giá bán sơ cấp căn hộ chung cư trung bình tại TP.HCM tăng 7,8% so với cùng kỳ lên 2.390 USD/m2. Mặt bằng giá trung bình tiếp tục tăng do sự chuyển dịch cơ cấu từ phân khúc bình dân, trung cấp lên cao cấp và hạng sang. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu chậm lại từ mức hai con số là 13% trong năm 2021 - mức tăng trưởng theo năm cao nhất trong vòng 5 năm qua, theo CBRE.

Về thị trường nhà thấp tầng, trong quý I, tổng nguồn cung mới tại TP.HCM là 280 căn, tăng 64,7% so với cùng kỳ, nhờ số lượng mở bán mới tại các khu đô thị như The Global City (Q.2), Vạn Phúc City (Q. Thủ Đức) và Mizuki Park (Q. Bình Chánh). Tỷ lệ bán vẫn ở mức cao (96%) với 270 căn được bán trong quý. Theo CBRE, giá bán sơ cấp trung bình tăng 35,5% so với cùng kỳ lên 5.910 USD/m2, được dẫn dắt bởi mức giá cao kỷ lục của nguồn cung mới tại Thành phố Thủ Đức.

Nhu cầu về sản phẩm bất động sản thấp tầng ngày càng tăng ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt và có kết nối thuận tiện. Trong khi đó, do thiếu nguồn cung quỹ đất sạch và các vấn đề pháp lý tại khu vực nội thành TP.HCM, các chủ đầu tưđang mở rộng ra các khu vực chưa khai thác ở các địa phương lân cận với dự án quy mô lớn.

Về phía cầu, SSI Research lưu ý nhu cầu có thể bị ảnh hưởng bởi việc thắt chặt các khoản vay ngân hàngvà tăng lãi suất, đặc biệt là đối với người mua sử dụng đòn bẩy tài chính.

Thêm vào đó, theo nhận định của nhóm phân tích, các quy định mới về thuế bất động sản (giao dịch bất động sản phải kê khai mức giá chịu thuế hợp lý hơn dưới sự hướng dẫn của cơ quan thuế) sẽ có thể có tác động lớn đến thị trường bất động sản, vì các hoạt động đầu cơ sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, khiến số lượng giao dịch tiềm năng giảm bớt.

Riêng tại các tỉnh, giá đất đã hạ nhiệt do tình trạng phân lô bán nền đất nông nghiệp đã được các địa phương ngăn chặn. 

Cổ phiếu bất động sản: Chưa phải lúc bắt đáy?

So với đầu năm 2022, chỉ số giá cổ phiếu ngành bất động sản giảm 25%, tương đương với mức giảm của chỉ số VNIndex tính đến giữa tháng 6. Do đó, SSI Research cho rằng, giá cổ phiếu bất động sản đã được chiết khấu xuống mức hấp dẫn để nắm giữ dài hạn. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn bất ổn của thị trường trong thời gian tới, các chuyên gia phân tích SSI giữ quan điểm thận trọng đối với cổ phiếu ngành bất động sản, ít nhất là trong năm 2022.

"Như đã nói, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều đợt thanh tra, rà soát hành chính của các cơ quan chức năng đối với nhiều dự án tại các khu vực trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng... Điều này có thể tạo ra sự biến động đối với giá cổ phiếu có liên quan đến những vấn đề như vậy", SSI Research khuyến cáo.

Theo SSI Research, hầu hết các chủ đầu tư bất động sảnvẫn đặt mức tăng trưởng lợi nhuận hai con số trong năm 2022, ngoại trừ Vinhomes đặt kế hoạch lợi nhuận giảm trong năm 2022 từ mức nền cao trong năm 2021. Kế hoạch tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc bàn giao các sản phẩm bất động sản mà các chủ đầu tư đã bán trong giai đoạn 2019-2021.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2023-2024, lợi nhuận ròng của các chủ đầu tư bất động sản có thể bị ảnh hưởng do các dự án xây dựng trong giai đoạn 2021-2022 có chi phí quỹ đất, chi phí tài chính và chi phí xây dựng cao hơn (chi phí nguyên liệu đầu vào như xi măng, thép tăng từ 7 -15% so với cuối năm 2021).

Về tỷ lệ đòn bẩy, các công ty niêm yết cố gắng giữ hệ số nợ ở mức hợp lý hoặc có kế hoạch giảm dần tỷ lệ này. Đây là yếu tố then chốt giúp duy trì sự ổn định của công ty bất động sản niêm yết trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với các công ty chưa niêm yết, trong số đó có nhiều công ty có sức khỏe tài chính yếu và phải huy động vốn từ phát hành riêng lẻ trái phiếu.

Do đó, nếu đầu tư cổ phiếu bất động sản giai đoạn này, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu các doanh nghiệpcó tài chính lành mạnh, tỷ lệ đòn bẩy tài chính hợp lý, có khả năng đa dạng hóa nguôn vốn và huy động vốn quốc tế, có danh mục dự án tiềm năng tốt, kỳ vọng mang về dòng tiền mạnh, có quỹ đất có giá trị ví dụ như: VHM, NLg, KDH…

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng chỉ nên nắm giữ cổ phiếu ngành này từ quý III/2022 trở di, khi tâm lý thị trường được kỳ vọng ổn định ohwn và doanh số bán hàng tại các dự án có kết quả rõ ràng hơn.

相关内容
推荐内容