当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kqbd vdqg vn】Chung tay gỡ "thẻ vàng" cho hải sản 正文

【kqbd vdqg vn】Chung tay gỡ "thẻ vàng" cho hải sản

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-09 13:43:32

Báo Cà Mau(CMO) Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau vừa ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 12/4/2018 về các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách tăng cường quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Trước đó, UBND tỉnh đã có nhiều cuộc họp, tổ chức nhiều đoàn công tác xuống tận cơ sở để chỉ đạo về vấn đề này.

Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 326 tàu cá với hơn 2.770 thuyền viên trong tỉnh bị nước ngoài bắt giữ do vi phạm khai thác trái phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài được ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, thông tin là do nguồn lợi hải sản trên vùng biển Việt Nam đang suy giảm ngày càng rõ rệt, chưa có dấu hiệu phục hồi. Một trong những nguyên nhân là từ phía ngư dân, vì lợi ích kinh tế, họ sẵn sàng nhắm mắt làm liều, bởi lẽ lợi nhuận từ việc khai thác vùng biển nước ngoài quá hấp dẫn. Sự vào cuộc của các địa phương tuyến ven biển chưa thật sự sâu sát và quyết liệt.

Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau đã xây dựng dự án hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định và bắt buộc chủ tàu khai thác xa bờ hoặc thuyền trưởng phải thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác. Ngoài ra, cấm mua bán, vận chuyển một số đối tượng hải sâm liên quan đến đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển các nước.

Lực lượng Bộ đội biên phòng luôn theo sát, vận động, tuyên truyền ngư dân không khai thác vi phạm vùng biển các nước.

Sau nhiều chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, địa phương, năm 2017, số lượng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển và bị nước ngoài bắt giữ giảm 16 tàu so với năm 2016. Tuy nhiên, từ ngày 23/10/2017 đến nay, tình trạng này lại tiếp tục tái diễn và có chiều hướng tăng trở lại, trong đó huyện Trần Văn Thời dẫn đầu khi có đến 17 tàu bị nước ngoài bắt giữ.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện U Minh tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và các đơn vị khi để xảy ra 2 vụ tàu cá ở xã Khánh Hội và Khánh Lâm với 12 thuyền viên bị phía Thái Lan bắt giữ, khả năng do khai thác vi phạm vùng biển Thái Lan vào ngày 19 và 21/3 vừa qua. Địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng cho người dân về nâng cao ý thức trong việc khai thác trái phép vùng biển nước ngoài.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lâm Lê Thanh Mãi cho biết, chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành chức năng các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân không khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, nhưng thực trạng này vẫn còn diễn ra.

Ông Mãi trăn trở: “Vấn đề ngư dân khai thác trái phép vùng biển nước ngoài một phần do cơ chế quản lý của chúng ta chưa thống nhất. Đơn cử như việc cào hải sâm (banh long) có lợi nhuận cao, chi phí thấp nên ngư dân bất chấp vi phạm vùng biển nước ngoài; tỉnh Cà Mau thì cấm ngư dân khai thác nhưng tỉnh Kiên Giang không có lệnh cấm. Lợi dụng sơ hở đó, vì hám lợi, nhiều ngư dân Sông Đốc đi sang Kiên Giang và lên tàu đi cào banh long, từ đó tạo áp lực cho ngành chức năng trong công tác quản lý, điều hành.

Là địa phương có nhiều tàu thuyền khai thác hải sản nhất tỉnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời Nguyễn Minh Cảnh cho biết, hiện 40 thành viên của 3 đội tàu thuyền an toàn thị trấn Sông Đốc đang nỗ lực tuyên truyền rộng rãi cho ngư dân không khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài. Những chủ tàu đã và đang có dấu hiệu vi phạm đã được thành viên của đội tàu thuyền an toàn “kèm cặp” và ra sức truyền tải chủ trương cũng như những chỉ đạo quyết liệt của tỉnh về vấn đề này.

Hiện nay, địa phương đang tiếp tục lắp các thiết bị giám sát để quản lý tàu khai thác trên các vùng biển, chống khai thác hải sản bất hợp pháp; bắt buộc các tàu cá lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định, bật thiết bị 24/24 giờ và kết nối với các trạm quản lý tại bờ. Phấn đấu chấm dứt tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Vận động các chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không khai thác trái phép vùng biển nước ngoài.

Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Cà Mau, đề xuất: "Buộc các tàu khi ra khơi không được tắt thiết bị giám sát hành trình, nếu tắt phải báo ngay cho gia đình và bộ đội biên phòng gần nhất. Phải có nhật ký khai thác đánh bắt xa bờ, hằng tuần thuyền trưởng phải liên hệ với gia đình, đồn hoặc trạm biên phòng. Nếu cố tình vi phạm sẽ tước bằng thuyền trưởng vĩnh viễn".

Trong tháng 5, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để đánh giá các nỗ lực của nước ta trong việc chống khai thác hải sản trái phép. Đợt rà soát này sẽ bao gồm các đợt kiểm tra thực địa tại Việt Nam để đánh giá tiến trình mà nước ta đạt được trong nỗ lực thoát thẻ vàng. EU sẽ sử dụng các kết quả trong đợt rà soát sắp tới để quyết định các bước tiếp theo, thậm chí sẽ xem xét việc, liệu có ban hành thẻ đỏ đối với hải sản Việt Nam (cấm hoàn toàn nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam) hay không. 

Đại diện phía EU khẳng định, thẻ vàng chỉ có thể được rút lại nếu Việt Nam được cho là đang tiến hành hiệu quả tất cả các đề xuất mà EU đưa ra vào tháng 10/2017./.

Trung Đỉnh 

Cà Mau đã triển khai sử dụng hệ thống quan sát tàu cá, ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar. Đây được xem là một trong những cách hiệu quả nhất để giám sát việc khai thác, đánh bắt của ngư dân trên biển, giúp ngành chức năng có thể quản lý, ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên, việc triển khai sử dụng thiết bị giám sát tàu cá đã phát sinh nhiều nhược điểm, hạn chế cần khắc phục.

Thực hiện Dự án “Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh - Movimar", tỉnh Cà Mau đã lắp đặt 153 thiết bị định vị vệ tinh Movimar. Trong đó, có 150 thiết bị lắp cho ngư dân, 3 thiết bị lắp cho tàu thanh tra chuyên ngành thuỷ sản. Thiết bị trên giúp cơ quan quản lý (Cục Kiểm ngư) giám sát được hành trình của tàu cá tại mọi thời điểm. Bên cạnh đó, có thể sử dụng trong công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; sự cố kỹ thuật đối với tàu cá trên biển; dự báo thời tiết trên biển, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới...

Tuy nhiên, đến nay, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều hạn chế như thiết bị không gửi được tín hiệu về Trung tâm Quan sát tàu cá thuộc Cục Kiểm ngư. Thời gian cập nhật định vị, xác định hướng đi và vận tốc của tàu giữa 2 lần khá dài (15-20 phút) và không ổn định, lại hao tốn điện năng (làm cho ắc-quy mau hư hỏng), ảnh hưởng đến việc thu phát sóng của các thiết bị hàng hải khác trên tàu... Từ đó, chủ tàu, thuyền trưởng không quan tâm và thiếu tin tưởng khi sử dụng.

Từ thực tế trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý. Kết quả kiểm tra trong 153 thiết bị có 32 thiết bị đã hỏng; 60 thiết bị bị mất trộm, bị chìm và bị nước ngoài tịch thu do vi phạm. Có 48 thiết bị được chủ tàu yêu cầu gửi trả lại và 13 thiết bị vẫn còn hoạt động bình thường nhưng chủ tàu không mở nguồn do không có nhu cầu sử dụng.

Đặng Duẩn

 

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá