欢迎来到88Point

88Point

【ma cao dự đoán】Cơ chế phải rõ mới mong hút vốn phát triển nguồn điện

时间:2025-01-10 10:44:46 出处:Cúp C2阅读(143)

Hiện chưa có quy định rõ ràng với điện gió ngoài khơi,ơchếphảirõmớimonghútvốnpháttriểnnguồnđiệma cao dự đoán chưa hoàn thành quy hoạch không gian biển quốc gia. Ảnh: Đức Thanh

Chờ chính sách

Việc điện mặt trời đã 18 tháng qua và điện gió cũng qua 8 tháng kể từ khi chính sách giá cố định (FIT) kết thúc mà chưa có chính sách mới được các chuyên gia cho là bất cập trong phát triển các nguồn điện này.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, trong khi điện mặt trời quy mô lớn chưa có quy định rõ ràng về cơ chế đấu thầu, thì điện mặt trời mái nhà cũng không có cơ chế khuyến khích phát triển. Chưa kể, cả hai loại nguồn điện mặt trời đều không quy hoạch phát triển trong 10 năm tới.

Với điện gió, tình hình không có gì sáng hơn khi cơ chế sau FIT chưa được ban hành, chưa có quy định rõ ràng với điện gió ngoài khơi, chưa hoàn thành quy hoạch không gian biển quốc gia. Với các nguồn điện được coi là sạch khác dù vẫn có nguồn gốc từ hoá thạch, như khí, tình trạng cũng không có gì sáng sủa.

Ông Tuấn đánh giá, 2 chuỗi dự ánđiện khí lớn nhất là Lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh - Quảng Nam, Quảng Ngãi đều bị chậm triển khai do các thủ tục phức tạp, hướng dẫn, quy định chưa rõ ràng, nhà đầu tưthượng nguồn (Cá Voi Xanh) kéo dài thời gian đàm phán.

Với nguồn điện sử dụng LNG nhập khẩu, ngoài việc số lượng dự án lớn, lên tới 17 dự án với tổng công suất 22.400 MW trong vòng 8 năm tới, câu chuyện về tính phức tạp, liên kết mắt xích của chuỗi nhiên liệu là điều không dễ giải trong thời gian ngắn.

“Yêu cầu hạ tầng tốn kém khi phát triển với quy mô không đủ lớn, hay giá LNG có xu hướng tăng, nhất là khi châu Âu chuyển từ mua khí đốt của Nga sang các nhà xuất khẩu khác”, ông Tuấn nêu thực tế này và nhận xét, thách thức lớn nhất là giá điện sẽ tăng cao khi nhập khẩu LNG với giá thị trường, dẫn tới kéo dài dàm phán hợp đồng mua bán điện; thời gian huy động của các nguồn điện than và khí sẽ giảm đáng kể khiến hiệu quả dự án giảm.

Ngay cả với thực trạng nhiều nước châu Âu xem xét tái khởi động nhiệt điện than thì việc triển khai nguồn điện này tại Việt Nam cũng không dễ dàng. Lý do được nhắc tới là, sau Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), nhiều quốc gia và tổ chức tài chínhdừng cho vay các dự án điện than, kể cả với các nhà đầu tư BOT nước ngoài.

Ở phía nhà đầu tư, ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai các dự án điện than khá nhuần nhuyễn, đa số các chủ đầu tư dù thuộc doanh nghiệpnhà nước và nhất là tư nhân, đều thiếu kinh nghiệm, nhiều chủ đầu tư chỉ đăng ký chứ không thực sự triển khai.

Bên cạnh đó là sự không đồng thuận của các địa phương, mà chủ yếu là mối quan ngại về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Nút thắt từ giá điện?

Việc thu hút được nhiều tỷ USD đầu tư vào 16.500 MW điện mặt trời và khoảng 4.000 MW điện gió giai đoạn 2018-2021 có tác nhân chính là giá điện. Với giá điện được quy định cụ thể, được cho là hấp dẫn, quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện với EVN được rút ngắn nhiều, nên các nhà đầu tư tính ngay lợi nhuận có thể thu được và đổ xô vào đầu tư điện gió, điện mặt trời.

Có nhiều thách thức về chính sách, cơ chế để thực hiện và đảm bảo chuyển đổi năng lượng thành công, nhưng chi phí phải hợp lý nhất và nền kinh tế phải chịu đựng được.

- Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: