【bảng xếp hạng giải thụy điển】Chuyện bán vốn của “ông lớn”
Thương vụ 5 công ty thủy điện ngành cao su
Trước khi Tập đoàn Công nghiệp Cao su quyết định gộp vốn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại 5 công ty thủy điện để bán trọn lô với giá khởi điểm 1.414 tỷ đồng,ệnbánvốncủaônglớbảng xếp hạng giải thụy điển đã có những kiến ý thắc mắc, tại sao không tách ra bán để được giá cao hơn. Sau khi bàn tới bàn lui với đơn vị tư vấn, bên bán đã quyết định gộp lô với mục tiêu thoái được toàn bộ phần vốn cần thoái với số tiền ở mức cao nhất có thể đạt được.
Theo một nguồn tin từ doanh nghiệp, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn bán thỏa thuận lô cổ phần, song sau khi cân đo kỹ, các bên đã chọn phương thức bán thỏa thuận cạnh tranh. 3 nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện gồm: CTCP Điện Gia Lai, CTCP Thủy điện Đắk R’Tíh, CTCP Cơ điện lạnh đã vào vòng đấu cuối cùng và CTCP Thủy điện Đắk R’Tíh là đơn vị trúng thầu. Công ty này có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, là công ty con của Tổng công ty Xây dựng số 1.
Một thành viên tham gia thoái vốn thương vụ này cho biết, nếu không gộp cả 5 công ty thủy điện lại, bán xé lẻ sẽ khó bán hết cổ phần vì nhà đầu tư khó có thể mặn mà với những công ty hoạt đông kém hiệu quả.
Đến bia, bò sữa
9% cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại CTCP Sữa Việt Nam (VNM) tới đây cũng sẽ được bán theo phương thức thỏa thuận cạnh tranh. Giá cổ phiếu trên sàn chỉ là một trong những yếu tố để bên bán và nhà tư vấn xem xét trong việc xác định giá bán. Để đưa ra được giá khởi điểm, bên tư vấn sẽ thực hiện định giá lại doanh nghiệp, trong đó giá trị thương hiệu VNM chắc chắn được đưa vào tính toán.
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc, tại sao không bán đấu giá VNM rộng rãi? Theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, tại Điều 38 có quy định, đối với công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCoM thì việc chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) thực hiện theo phương thức giao dịch (khớp lệnh, thỏa thuận) theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng.
Đối với công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM thì thực hiện chuyển nhượng vốn theo phương thức: đấu giá công khai, trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá bán cổ phần theo lô; bán thỏa thuận trực tiếp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với nhà đầu tư trong trường hợp bán đấu giá cổ phần theo lô không thành công (chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần hoặc được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản).
VNM là doanh nghiệp niêm yết, vì vậy SCIC có thể thoái vốn theo hình thức thỏa thuận. Do tính chất quan trọng của doanh nghiệp này, Thường trực Chính phủ đã có riêng một phần thảo luận về phương thức bán vốn tại VNM. Sau khi Bộ Tài chính trình bày các quy định, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với phương thức bán thỏa thuận trên sàn, có thể ngoài biên độ giá.
Vậy SCIC sẽ bán như thế nào để không xảy ra tình trạng các bên “bắt tay” nhau thỏa thuận giá, đảm bảo tính cạnh tranh, thu được tối đa tiền cho Nhà nước? Với mỗi đợt thoái vốn tại các doanh nghiệp, SCIC đều có quy chế cụ thể. Hiện bản quy chế thoái vốn VNM đang được SCIC xây dựng và công chúng kỳ vọng quy chế này sớm được công bố.
Một doanh nghiệp “màu mỡ” khác là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng đang trong giai đoạn làm việc với các nhà tư vấn về niêm yết và thoái vốn. Một chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) - một trong các đơn vị tư vấn thoái vốn nhà nước tại Sabeco cho biết, Công ty đang làm việc với 2 nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản.
Theo vị chuyên gia trên, để bán được giá nhất trong thương vụ này, phương thức chào bán thỏa thuận cạnh tranh có nhiều ưu điểm. Cổ phần của những doanh nghiệp lớn như Sabeco, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có ưu thế trong cuộc đua mua cổ phần. Với những nhà đầu tư mang tính chiến lược (tức là đầu tư vào doanh nghiệp không đơn thuần để mua đi bán lại kiếm lời), kinh nghiệm cho thấy, họ hầu như không mua theo hình thức đấu giá công khai vì không kiểm soát và dự tính được số lượng cổ phần có thể trúng giá.
Với phương thức thỏa thuận cạnh tranh, sau các vòng lựa chọn đầu tiên, sẽ có 3 - 4 nhà đầu tư lọt vào danh sách cuối cùng. Họ có quyền thẩm định, điều tra chi tiết về doanh nghiệp để đưa ra được mức giá phù hợp nhất mà những bản công bố thông tin thông thường khi doanh nghiệp thực hiện đấu giá không thể chuyển tải được hết. Những nhà đầu tư này sau đó sẽ tiếp tục tham gia đấu giá và người trả cao nhất có quyền mua lô cổ phần.
Nhưng trường hợp của Habeco khá đặc biệt. Lãnh đạo một công ty chứng khoán lớn cho rằng, nếu vì các thỏa thuận liên quan đến quyền mua ưu tiên của Carlsberg mà Nhà nước chọn phương án: chia lượng cổ phần muốn thoái ra làm 2 phần, một phần đem ra đấu giá trước để lấy giá trúng thầu bình quân, rồi đem bán phần còn lại cho Carlsberg với giá trúng thầu bình quân ấy, thì đó không phải là cách làm hay.
Bởi lẽ, sẽ có 2 kịch bản xảy ra. Thứ nhất, giá đấu thành công bình quân rất cao, vượt quá dự tính và định giá của các bên trong cuộc. Liệu những người bỏ giá cao như vậy có bỏ cọc, khiến phiên đấu giá và thoái vốn tại Habeco gặp rủi ro. Thứ hai, những nhà đầu tư quan tâm đến việc mua cổ phần Habeco nhận thấy Carlsberg sẽ là nhà đầu tư chiếm tỷ lệ cổ phần lớn (thậm chí đến mức chi phối Habeco) sẽ không mặn mà tham gia đấu giá, phiên đấu giá khi ấy khó có thể đạt giá cao, hoặc có nguy cơ nhà đầu tư bị thao túng (tham gia bỏ giá hộ, theo thỏa thuận)…
Trước đây, SCIC từng thực hiện thoái vốn ở một số doanh nghiệp theo phương thức trên dựa trên các văn bản hướng dẫn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chọn nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp. Cụ thể, lượng cổ phần được thoái vốn chia làm 2 phần, 30% đấu giá công khai, 70% dành cho nhà đầu tư chiến lược hoặc người lao động trong doanh nghiệp.
Bên được mua ưu tiên phải có văn bản cam kết mua toàn bộ 70% cổ phần với giá trúng thầu bình quân của phiên đấu giá và đặt cọc 10%. Đã có những chuyện hy hữu xảy ra, giá trúng thầu bình quân ở một vài phiên đấu giá vọt lên quá cao so với dự tính của bên được quyền mua ưu tiên. Những nhà đầu tư này (phần lớn là người lao động trong doanh nghiệp, không loại trừ có nhà đầu tư khác đứng sau) sau đó có công văn gửi lên SCIC xin được trả lại tiền cọc với lý do giá trúng thầu quá cao. Vậy là từ thế chủ động, SCIC rơi vào thế bị động trong thoái vốn tại doanh nghiệp, sau đó lượng cổ phần không bán hết.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/619f798432.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。