【lịch thi đấu uefa】Từ chức, thôi chức và những lần sửa sai thời Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trong sạch,ừchứcthôichứcvànhữnglầnsửasaithờiChủtịchHồChílịch thi đấu uefa vững mạnh. Trong đó, một nội dung quan trọng là đấu tranh những nguy cơ dẫn đến sự suy yếu của Đảng khởi phát từ những căn bệnh của quyền lực, của chủ nghĩa cá nhân tiềm ẩn trong mỗi con người.

Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu quyền lực nếu được trao vào người có đức, có tài, có tâm, có trí thì sẽ phát huy được sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngược lại, Người cũng chỉ rõ: Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư".

Quyền lực nếu trao vào người thiếu đức, kém trí, thiếu tâm, dưới tầm thì quyền lực sẽ bị thao túng, phục vụ cho lợi ích cá nhân; người cầm quyền nhanh chóng bị tha hóa, biến chất, trở thành “người làm quan cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia”.

Đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa

Xuất phát từ tinh thần rất nhân văn rằng, “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm”, “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại.

Người yêu cầu Đảng phải thường xuyên nhìn thẳng vào sự thật, phải “có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó”.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I (29/12/1956 - 25/1/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn nhận khuyết điểm và xin lỗi dân về những sai lầm trong cải cách ruộng đất.  Ảnh: Tư liệu

Cán bộ, đảng viên “muốn thành cán bộ tốt phải có tinh thần tự chỉ trích… cần phải nhận thức và tự giáo dục không ngừng, cần phải có sự thành thực tự vạch ra những khuyết điểm sai lầm để bồi bổ và sửa đổi đi”. Mỗi người đảng viên phải cố gắng cho xứng đáng là một trong những người đại biểu của dân tộc.

“Nhất là những người cán bộ và lãnh tụ, càng phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Đảng, của dân tộc. Càng phải làm gương cho tất cả đảng viên, tất cả quần chúng noi theo”.

Bác Hồ dạy chúng ta như vậy và chính Bác đã nêu tấm gương sáng ngời về phẩm chất ấy. Khi chỉ mới giành chính quyền được vài tháng, trước những tồn tại, những khuyết điểm của đội ngũ cán bộ đảng viên trong các cơ quan công quyền, trước những thói hư, tật xấu, nạn tham ô, sự lãng phí của công, bệnh quan liêu, cửa quyền, lên mặt của những ông quan cách mạng, trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã có bức thư Tự phê bình hết sức cảm động đăng trên báo Cứu quốc (ngày 28/1/1946):

“Vì yêu mến và tin cậy tôi, mà đồng bào giao vận mệnh nước nhà, dân tộc cho tôi gánh vác… Chỉ vì tôi tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào… Chính phủ do tôi đứng đầu, chưa làm việc gì đáng kể cho nhân dân… Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch… Có thể nói rằng: những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác. Nhưng không, tôi phải nói thật: Những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là khuyết điểm dù lớn dù nhỏ đều cần phải được công khai, công khai để nhận lỗi, thêm quyết tâm sửa lỗi. Khi nhận lỗi, khi tự phê bình thì phải có dũng khí, phải thật thà, nghiêm túc, cẩn trọng. Đó luôn là tác phong làm việc của Người.

Những lần nghiêm túc nhận lỗi và sửa sai

Có một câu chuyện nhỏ về sai sót của Bác trong viết báo nhưng Bác đã rất nghiêm túc nhận lỗi để sửa. Đó là câu chuyện về bài báo “Cần phải ra sức trồng nhiều hoa màu” Bác viết với bút danh T.L., đăng trên báo Nhân Dân, số 2946, ngày 17/4/1962. Ở cuối bài báo này, Bác viết: “Xin lỗi - Trong báo Nhân Dân (14/3/1962), dưới đầu đề “Làm thế nào cho lạc thêm vui” đúng ra là 1 tấn lạc đổi được 1,5 tấn (1 tấn rưỡi) gang.

Vì để sót một dấu phẩy (,) mà viết sai thành 15 (mười lăm) tấn gang. Đó là một thái độ không nghiêm túc, cẩn thận, T.L. xin thật thà tự phê bình và xin lỗi bạn đọc”. Một dấu phẩy nhưng làm sai nghĩa, Bác đã thật thà tự phê bình và thành khẩn xin lỗi bạn đọc.

Đến chuyện lớn hơn, trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nhận khuyết điểm, chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân.

Ngày 25/8/1956, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) bàn về cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, Người tự phê bình một cách nghiêm túc: “Vì ta thiếu dân chủ nên nghe ít, thấy ít, nên bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này. Tất cả Trung ương phải nghe, thấy, nghĩ và làm như thế. Bài học đau xót này sẽ thúc đẩy chúng ta”.

Người tiếp thu ý kiến phê bình Bộ Chính trị và đề nghị: Hội nghị xét sai và sửa sai cấp tốc, không được cầu toàn; trên cơ sở thi hành kỷ luật nghiêm minh mà bảo vệ Đảng; phương châm tiến hành sửa sai là “lấy giáo dục làm chính, đoàn kết cán bộ, đoàn kết toàn Đảng và phải bảo vệ uy tín của lãnh đạo, của chế độ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa I
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông qua Luật Cải cách ruộng đất (12/1953). Ảnh: Tư liệu
Tại Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng), Ban Chấp hành Trung ương bàn về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, Người tự phê bình rất nghiêm khắc: "Khuyết điểm của tôi đã ảnh hưởng đến sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức" - Biên bản Hội nghị ngày 24/9/1956, lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng. 

Trên cương vị là người đứng đầu, hành động nhận lỗi, sửa sai một cách thực tâm, chân thành của Bác đã có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nó trở thành phương thuốc, là chất xúc tác cực mạnh lan truyền tính thuyết phục và hiệu quả cảm hóa. Bởi đó là lời xin lỗi xuất phát từ cái tâm trong sáng, với tất cả thiện chí và ý thức trách nhiệm của một người mà trọn cuộc đời chỉ biết hy sinh, một lòng vì dân, vì nước!

Đúng như nhà báo Pháp Jean Lacouture, nhà báo nước ngoài đầu tiên viết một cuốn tiểu sử hoàn chỉnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Người ta nhấn mạnh đến khía cạnh chủ yếu của uy quyền, của “sức hấp dẫn” mà Cụ Hồ có được với đồng bào của mình: Khía cạnh cảm hóa”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục mọi người bằng đạo đức và phong cách dân chủ, nêu gương vừa có tính nguyên tắc, khoa học vừa mang chở giá trị nhân văn sâu sắc. Các cán bộ làm việc quanh Bác đều hoàn thiện nhân cách nhờ vậy.

Gương mẫu, dám chịu trách nhiệm của những người cộng sản

Vẫn tiếp tục câu chuyện tại Hội nghị lần thứ 10 mở rộng (từ 25/8 đến ngày 5/10/1956) bàn về cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, ông Lê Văn Lương khi ấy trên cương vị Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đã nhận thấy mình có phần trách nhiệm về sai lầm trong công tác chỉnh đốn tổ chức đảng, nên tự xin rút khỏi vị trí.

Trước đó, ông đã tích cực đi xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo và tham mưu với Trung ương đề ra những biện pháp sửa sai. Bản báo cáo do ông chuẩn bị trình hội nghị đã thật sự thấm đẫm tinh thần dũng cảm, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh những sai lầm, tổn thất.

Hội nghị Trung ương đã đồng ý những biện pháp sửa sai được đề ra trong báo cáo, như thả ngay những người bị bắt oan; minh oan ngay cho những người bị bắt oan, bị xử oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý sai,…

Ngoài ông Lê Văn Lương, các lãnh đạo cao nhất trong Ban chỉ đạo Cải cách ruộng đất cũng nhận trách nhiệm về mình và chịu kỷ luật nghiêm như: Tổng Bí thư Trường Chinh xin từ chức; ông Hoàng Quốc Việt thôi Ủy viên Bộ Chính trị, ông Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Nhân dân Hà Nội phấn khởi chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ (1/1/1955). Ảnh: Tư liệu

Tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, công khai khuyết điểm, sai lầm và thực hiện kỷ luật nghiêm đối với cán bộ cao cấp của Đảng không những thể hiện bản lĩnh của Đảng Cộng sản chân chính, mà còn cho thấy sự tiên phong gương mẫu, dám chịu trách nhiệm của những người cộng sản. Chính điều đó, cùng với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong công tác sửa sai đã lấy lại lòng tin của nhân dân vào Đảng, giữ vững được khối đại đoàn kết dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh: Nhờ có những người lãnh đạo, những cán bộ, đảng viên trung thành, trung thực, ngay thẳng, dám nghĩ, dám làm, dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, không vì lợi ích cá nhân, mà Đảng ta ngày một lớn mạnh.

Những dấu ấn trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua một lần nữa cho thấy, bất luận trong hoàn cảnh sóng gió nào, Đảng ta vẫn vững vàng trong vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Chống tham nhũng và tiêu cực chính là Đảng muốn tạo nên một sức mạnh mới, niềm tin mới trong Nhân dân.

Mặt khác, đây là hồi chuông thức tỉnh lương tri những người cộng sản thoái hóa, biến chất; giúp họ biết "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" để sống và làm việc có ích cho dân, cho nước.

Rộng đường cho văn hóa từ chức

Rộng đường cho văn hóa từ chức

Văn hóa từ chức chính là việc trọng dụng tài năng. Cán bộ tài đức chắc chắn lĩnh vực phụ trách sẽ phát triển. Không thể nói là tài năng khi đơn vị mình sai sót, kinh tế không phát triển, ngân sách xin Trung ương năm sau cao hơn năm trước.
Nhà cái uy tín
上一篇:Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
下一篇:Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet