【điểm xếp hạng người chơi psg gặp toulouse fc】Petrolimex có nhiều sai phạm trong kinh doanh, quản lý vốn
Đầu tư không đúng quy định
Theo kết luận thanh tra, Công ty mẹ- Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền hơn 2.255,6 tỷ đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định.
Cụ thể, Tập đoàn tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn) và Công ty Bảo hiểm Petrolimex 171,36 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị góp vốn) không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn tăng vốn đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương; sử dụng vốn kinh doanh hơn 231,8 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị; ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạnh để đầu tư xây dựng các công trình dự án hơn 414,6 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng; chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp. Công ty mẹ đầu tư 187,5 tỷ đồng vào Coogn ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex khém hiệu quả; đầu tư hơn 38,8 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thương mại Tuyên Quang, Công ty TNHH Hóa chất PTN và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức.
Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco đầu tư 56,16 tỷ đồng vào Công ty cổ phần An Phú có nguy cơ mất vốn do kinh doanh thua lỗ; Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư 5 tỷ đồng vào Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Thương mại PLG làm thủ thục giải thể là bất hợp lý; Công ty Xăng dầu khu vực II dùng vốn kinh doanh cho Công ty Du lịch- Thương mại Kiên Giang vay ưu đãi sai quy định hơn 25,5 tỷ đồng; Công ty Vipco trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn hơn 53,7 tỷ đồng không đúng quy định.
Vi phạm nghiêm trọng trong việc hợp tác đầu tư xảy ra tại Công ty Vipco
Năm 2008, ông Nguyễn Đạo Thịnh, Tổng Giám đốc Công ty Vipco ký hợp đồng hợp tác đầu tư và hợp đồng dịch vụ, ngày 8-4-2008 Vipco chuyển hơn 72,5 tỷ đồng vào tài khoản chung do Công ty TNHH thương mại- dịch vụ- sản xuất Thiên Lộc Phú làm chủ tài khoản, sau đó có văn bản cho phép Thiên Lộc Phú rút ra từ ngân hàng 20,18 tỷ đồng nhưng không có căn cứ, số tiền rút ra này không sử dụng vào việc thực hiện hợp đồng và hoạt động của Thiên Lộc Phú (thực tế Thiên Lộc Phú không hoạt động kinh doanh). Công ty Thiên Lộc Phú đã trả lại Vipco 1,5 tỷ đồng còn lại 18,68 tỷ đồng đến nay không thu hồi được. Đây là việc làm thiếu trách nhiệm và gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, ngày 10-4-2008 ông Nguyễn Đạo Thịnh, nguyên Tổng Giám đốc và ông Vũ Quang Khánh- nguyên Kế toán trưởng Vipco còn chuyển số tiền 483 triệu đồng vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, đến nay cũng không thu hồi được. Đây là hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Thanh tra Chính phủ, số tiền 19,163 tỷ đồng của Công ty Vipco không sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng và không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Thiên Lộc Phú là biểu hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Thiên Lộc Phú và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (thuộc công ty Thiên Lộc Phú)...
Trích thiếu Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Tập đoàn và một số thành viên chưa thực hiện đúng quy định tại Thông tư 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính trong việc trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đó là xác định sai sản lượng xăng dầu tiêu thụ thực tế, dẫn đến trích thiếu Quỹ 4,896 tỷ đồng. Năm 2011, Tập đoàn đã chỉ định các công tuy thành viên kinh doanh có lãi trích lập Quỹ, thực tế 11 công ty đã trích hơn 221 tỷ đồng, không đúng đối tượng quy định.
Trong công tác quản lý hao hụt xăng dầu từ 2010 đến 6-2013, Tập đoàn thực hiện khoán hao hụt tổng hợp và hạch toán hao hụt xăng dầu qua kho tính theo định mức vào giá vốn tại Công ty mẹ, trong khi định mức hao hụt của các công đoạn cao hơn hao hụt tổng hợp thực tế từ 35%- 48% nhưng chưa kịp thời điều chỉnh, đã làm tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty mẹ, tăng thu nhập cho các công ty thành viên. Việc này, tuy không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn, nhưng chưa phản ánh đúng kết quả kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty thành viên.
Tập đoàn đã hạch toán vào chi phí xăng dầu hao hụt vượt định mức, không đúng quy định của Quy chế kinh doanh xăng dầu, làm giảm hiệu quả kinh doanh hơn 6,99 tỷ đồng; Tập đoàn còn thuê tàu vận tải xăng dầu của Công ty Vận tải xăng đầu Vipco theo phương pháp thuê định hạn nhưng đơn giá thuê định hạn cao hơn nhiều so với thuê chuyến, dẫn đến tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh.
Công tác quản lý, điều hành giá bán xăng dầu nội bộ của Công ty mẹ đối với các công ty thành viên chưa tuân thủ nguyên tắc, phương pháp xác định giá quy định trong Quy chế kinh doanh xăng dầu và chưa phù hợp với giá bán do Liên bộ Tài Chính- Công Thương công bố là thể hiện ý chí chủ quan trong việc quyết định giá, dễ phát sinh tiêu cực.
Tập đoàn chưa quản lý chặt chẽ xăng dầu tiêu thụ trước các thời điểm điều chỉnh giá, sản lượng xăng bán trước và sau thời điểm tăng giá tại một số công ty xăng dầu thành viên tăng bất thường từ 2,3 đến 6,7 lần so với sản lượng bán bình quân. Đây là dấu hiệu sơ hở trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng mà Tập đoàn chưa có biện pháp quản lý, khắc phục.
Công ty Xăng dầu khu vực II và Công ty TNHH một thành viên Vipco Hạ Long đã buông lỏng điều kiện thanh toán khi ký hợp đồng bán tái xuất xăng dầu, cho phép bên mua chậm thanh toán nhưng không có điều kiện để đảm bảo thu hồi làm phát sinh công nợ khó đòi hơn 278.000 USD, có nguy cơ mất vốn.
Các công ty xăng dầu đang thực hiện bán hàng cho các đại lý, tổng đại lý theo hình thức bao tiêu, chi phí thù lao đại lý trừ trong giá bán, chưa được theo dõi, hạch toán trên sổ kế toán, vì vậy chưa minh bạch giá bán và thù lao, gây khó khăn cho quản lý, kiểm tra; công tác hạch toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tiền phạt do vi phạm đơn hàng, vốn vay ngoại tệ chưa đúng quy định; có 18 đơn vị không đủ điều kiện nhưng vẫn được làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu...
Về kiến nghị xử lý, Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Bộ Công Thương rà soát, xem xét việc xếp loại doanh nghiệp với 31 công ty xăng dầu thành viên có vi phạm về pháp luật thuế năm 2011 và 2010. Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu Diezen do Công ty Xăng dầu khu vực III bán tái xuất cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nomuara- Hải Phòng không đúng đối tượng (hơn 31.800 USD). Tập đoàn Xăng dầu và các công ty xăng dầu thành viên có trách nhiệm: Trích bổ sung Quỹ bình ổn giá 4,896 tỷ đồng; xác định lại số tiền đã lập dự phòng giảm giá đầu tư chưa đúng quy định 53,747 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ tài chính về Thuế TNDN...; Chấm dứt việc thực hiện chi 3 tháng lương cho người lao động trước khi nghỉ hưu... |
相关推荐
- Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- Người dùng cần cẩn trọng trước các “bẫy trực tuyến” tránh mất tiền trong tài khoản
- Long An: Xử phạt doanh nghiệp xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường
- Mãn nhãn những cú bay lượn trên mặt biển Phú Quốc của Á quân flyboard thế giới
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Thu hồi và tiêu hủy lô mỹ phẩm không đạt chất lượng
- Những loại thuốc tương tác với rượu tránh dùng chung vì có thể gây hại sức khỏe
- Chi tiêu ‘thả ga’, hoàn tiền ‘cực đã’ lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB