您现在的位置是:Thể thao >>正文

【hiroshima vs】Độ mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào nội đồng

Thể thao9人已围观

简介Độ mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào nội đồngCụ thể, trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn 1,0 g/l đến cầu Xáng ...

Độ mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào nội đồng

Cụ thể,Độmặntiếptụcxâmnhậpsâuvàonộiđồhiroshima vs trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn 1,0 g/l đến cầu Xáng Nhỏ, huyện Bến Lức (1,0 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 77km; độ mặn 4,0 g/l vượt qua cầu Bến Lức, huyện Bến Lức (4,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 58km. Trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cống La Khoa, huyện Thạnh Hóa (1,4 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 92km; độ mặn 4,0 g/l vượt qua bến đò Chú Tiết, TP.Tân An (5,0 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 70km.

Trên sông Rạch Cát, độ mặn cao nhất đo được tại cống Xóm Lũy (huyện Cần Đước) là 18,5 g/l, cao hơn 8,6 g/l so với cùng kỳ năm 2023 (theo Âm lịch); trên sông Vàm Cỏ, độ mặn cao nhất đo được tại Cầu Nổi (huyện Cần Đước) là 17,1 g/l, cao hơn 6,3 g/l so với cùng kỳ năm 2023 (theo Âm lịch); trên sông Tra, độ mặn cao nhất đo được tại cống Rạch Tôm (huyện Châu Thành) là 11,5 g/l, cao hơn 5,4 g/l so với cùng kỳ năm 2023 (theo Âm lịch).

Theo bản tin dự báo xâm nhập mặn (từ ngày 28/3 đến 04/4/2024) của Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Long An, ranh giới độ mặn 1,0 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 100km ở Vàm Cỏ Tây (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa); hơn 100km ở sông Vàm Cỏ Đông (xã Hòa Khánh Nam, huyện Đức Hòa; xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ). Ranh giới độ mặn 4,0 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng 82km ở Vàm Cỏ Tây (xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An); hơn 80km ở sông Vàm Cỏ Đông (xã Lương Hòa và xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức).

Để chủ động phòng ngừa và có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023- 2024, nhất là trong thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn kết hợp nắng nóng gay gắt (tháng 3, 4/2024), Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh đề nghị Trung tâm Quản lý Khai thác công trình Thủy lợi tỉnh phối hợp ngành nông nghiệp các huyện phía Nam và TP.Tân An thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến độ mặn; xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý, kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào bên trong nội đồng nhằm bảo đảm nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân. 

Tags:

相关文章