您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bd tl keo】UPCoM hết cảnh chợ chiều 正文

【bd tl keo】UPCoM hết cảnh chợ chiều

时间:2025-01-26 00:24:53 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Thanh khoản sàn UPCoM trong 5 tháng đầu năm đạt bình quân 130,1 tỷ đồng/phiên Sôi động UPCoMUPCoM I bd tl keo

upcom het canh cho chieu

Thanh khoản sàn UPCoM trong 5 tháng đầu năm đạt bình quân 130,ếtcảnhchợchiềbd tl keo1 tỷ đồng/phiên

Sôi động UPCoM

UPCoM Index đã tăng 10,3%, từ mức 51,27 điểm hồi đầu năm lên 56,57 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 27-6. Về quy mô thị trường, nhờ tiếp tục hưởng lợi từ các chính sách thúc doanh nghiệp đại chúng đưa cổ phiếu lên giao dịch (trong thời gian 30 ngày kể từ ngày IPO và 10 ngày đối với cổ phiếu hủy niêm yết theo Thông tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm, sàn UPCoM đã đón thêm hơn 50 “tân binh”.

Tính đến hết ngày 28-6-2016, đã có 309 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu trên UPCoM với giá trị đăng ký giao dịch hơn 70.800 tỷ đồng, vốn hóa thị trường đạt trên 106.000 tỷ đồng. Thanh khoản của thị trường trong 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh, giá trị giao dịch bình quân đạt 130,1 tỷ đồng/phiên.

Trong số hơn 50 “tân binh” gia nhập UPCoM từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Cụ thể, “Câu lạc bộ doanh nghiệp nghìn tỷ” trên UPCoM 6 tháng đầu năm đã kết nạp thêm các thành viên mới như CTCP Cảng Sài Gòn (SGP), CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VPD), Tổng công ty Thép Việt Nam-VNSteel (TVN), CTCP Cấp nước Đồng Nai (DNW). Trong đó, TVN và SGP nằm trong Top 10 cổ phiếu có vốn điều lệ lớn nhất trên sàn, lần lượt đạt 6.780 tỷ đồng và 2.162 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp thuộc hàng “hot” cũng lên giao dịch như Tổng CTCP May Việt Tiến (VGG), CTCP Cảng Đà Nẵng (CDN)… Các cổ phiếu này đều có thanh khoản khá tốt ngay sau khi lên giao dịch. Đặc biệt, VGG có thị giá tăng mạnh và thanh khoản hàng đầu trên sàn. Lên giao dịch từ 10-3-2016, sau hơn 3 tháng, cổ phiếu VGG tăng từ mức 40.000 đồng/CP lên mức 64.000 đồng/CP vào 28-6, đạt mức tăng 60%. Đây cũng là 1 trong 10 cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm.

Cổ phiếu tăng giá sốc, bất thường

6 tháng đầu năm, UPCoM chứng kiến sự tăng giá sốc của nhiều cổ phiếu. Dẫn đầu là cổ phiếu S27 của CTCP Sông Đà 27, với mức tăng hơn 850%. Thị giá tăng mạnh, song thanh khoản của cổ phiếu này rất nhỏ, khi chỉ có 17.910 đơn vị được chuyển nhượng trong 6 tháng qua và tập trung trong 2 tháng đầu năm. Trong quý II, S27 gần như không có giao dịch.

Điểm bất thường nữa là, tính đến thời điểm 31-12-2015, S27 còn lỗ lũy kế hơn 39 tỷ đồng dẫn tới âm vốn chủ sở hữu gần 22 tỷ đồng. Tại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2015 của S27, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược. Với hai lý do này, S27 vừa bị HNX đưa vào danh sách cổ phiếu bị hạn chế giao dịch tại UPCoM.

Một số cổ phiếu có mức tăng giá ấn tượng khác như VEF (của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam). Cụ thể, mã này đã tăng từ 18.300 đồng/CP hồi đầu năm lên mức 88.600 đồng/CP ngày 26-4 và hiện tại lùi về mức 73.200 đồng/CP.

Cổ phiếu CEC (của CTCP Thiết kế công nghiệp Hóa chất) tăng một mạch từ mức 4.700 đồng/CP hồi đầu năm lên 45.000 đồng/CP trong phiên 9-3-2016, ghi nhận mức tăng gần 860% trong vòng hơn 2 tháng. Hiện tại, giá cổ phiếu CEC đã điều chỉnh giảm về 22.700 đồng/CP, đạt mức tăng trên 380%.

Nhìn vào những cổ phiếu có mức tăng giá phi mã trong 6 tháng đầu năm, chỉ có mã VEF của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam có thanh khoản tốt, trung bình gần 200.000 đơn vị khớp lệnh mỗi phiên.

Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu nằm trong danh sách bị buộc tạm ngừng giao dịch do HNX vừa công bố như PTK, KTB, MTM… trước đó cũng được bán mua tấp nập.

Với biên độ biến động giá 15%, biến động giá cổ phiếu trên sàn UPCoM rất nhanh và rất rộng, sàn UPCoM đang thu hút nhiều nhà đầu tư kỳ vọng kiếm tiền nhanh. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với rủi ro mất tiền lớn, nhất là việc đầu tư vào những cổ phiếu có kết quả kinh doanh bi bét, có nguy cơ ngừng hoạt động.

Để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và giúp nhà đầu tư nhận diện chất lượng cổ phiếu, tránh cảnh “vàng thau lẫn lộn”, thời gian qua, HNX đã đưa ra cơ chế sàng lọc các cổ phiếu trên sàn. Cụ thể, cơ quan này đã thực hiện rà soát xây dựng 2 bảng cổ phiếu là Bảng UPCoM Premium gồm 86 doanh nghiệp tốt đáp ứng các tiêu chí về tài chính và công bố thông tin, cùng Bảng cảnh báo nhà đầu tư gồm 39 cổ phiếu thuộc diện bị tạm ngừng hoặc hạn chế giao dịch tại UPCoM. 2 bảng cổ phiếu này và chỉ số UPCoM Premium Index vừa được ra mắt từ ngày 24-6, nhân dịp kỷ niệm 7 năm vận hành UPCoM và 7 năm HNX hoạt động theo mô hình Sở GDCK.