【giải hạng 2 nga】IMF đưa ra khuyến nghị để ASEAN vượt qua thách thức kinh tế
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp ở Washington,đưarakhuyếnnghịđểASEANvượtquatháchthứckinhtếgiải hạng 2 nga DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã khuyến nghị các biện pháp để các nước thành viên ASEAN vượt qua những thách thức kinh tế khó khăn hiện nay, bao gồm gây áp lực lạm phát và thắt chặt thanh khoản.
Phát biểu tại Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ-Thái Bình Dương (AIPF) tại Jakarta, Indonesia ngày 5/9, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết các nước ASEAN bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là về tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này đã gây ra hậu quả đáng kể về kinh tế, đồng thời đặt ra những thách thức mà hiện ASEAN đang phải đối mặt.
Trước đại dịch COVID-19, ASEAN được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Khối đã giảm sâu kể từ khi đại dịch bùng phát. Kết quả là tốc độ tăng trưởng đã mất đi 8% sản lượng tiềm năng.
Bà giải thích rằng ASEAN cũng phải chịu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do đại dịch và cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Sự gián đoạn đã gây áp lực lớn hơn lên hầu hết các nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi, trong đó có các nước thành viên ASEAN, dẫn đến khủng hoảng và lạm phát.
Bà nhận xét lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao cho đến năm 2024, thậm chí là kéo dài đến năm 2025, điều này chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy cho ASEAN mà một trong số đó là về sức mạnh tiền tệ.
Bà Georgieva nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát triển năng động để tồn tại trước những thách thức kinh tế toàn cầu hiện nay.
Bà nhấn mạnh: "Đó là một điểm sáng trên một chân trời khá mờ mịt. Tăng trưởng toàn cầu năm nay đạt 3% và ASEAN đã đạt mức tăng trưởng 4,6%, và sẽ tiếp tục cho đến năm sau. Việc duy trì đà tăng trưởng này là rất quan trọng.”
Bà Georgieva đưa ra khuyến nghị ba bước chính để các nước ASEAN duy trì “tăng trưởng mạnh mẽ.”
Thứ nhất, bà đề nghị các nước thành viên ASEAN duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính để đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Thứ hai, bà Georgieva khuyến nghị các chính phủ ASEAN nên đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và những kỹ năng.
Thứ ba, bà Georgieva đề nghị ASEAN đầu tư vào kết nối kỹ thuật số và nền kinh tế xanh.
AIPF được tổ chức tại Jakarta vào ngày 5-6/9 song song với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và Hội nghị Cấp cao Đông Á.
Trong khuôn khổ AIPF đã diễn ra các buổi diễn thuyết của các nhà lãnh đạo, thảo luận nhóm và chương trình trò chuyện với các lãnh đạo chuyên ngành, giới thiệu dự án và kết nối kinh doanh.
Diễn đàn cũng đóng vai trò là nền tảng toàn diện để các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác, chủ yếu từ khu vực công và tư nhân, tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính xây dựng, xác định các dự án hữu hình tiềm năng và thúc đẩy hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ba vấn đề chính của tương lai, gồm cơ sở hạ tầng xanh và chuỗi cung ứng linh hoạt, chuyển đổi kỹ thuật số và nền kinh tế sáng tạo, cũng như tài chính bền vững và đổi mới, sẽ là trọng tâm trong các cuộc thảo luận và giới thiệu các dự án./.
相关文章
Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
Với 661 cước chú, hàng trăm trích dẫn từ 156 tài liệu tham khảo, 69 hình ảnh chụp các sắc lệnh, biên2025-01-09- Khi Hồ Thị Hoa (sinh năm 1993, quê Hà Tĩnh) đang kiểm hàng tại Công ty Gỗ Minh Hạnh thì xảy ra cãi n2025-01-09
Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040
Ảnh minh họaTheo Quyết định, phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Văn Giang được thực hiện trong2025-01-09Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh: Bảo đảm an toàn cho người dân du xuân
Để bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), an toàn cho người dân khi tham gia giao thông và các lễ hội sau n2025-01-09TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
Sở GTVT TP.HCM chỉ ra 5 khu vực cần hạn chế lưu thông, đồng thời hướng dẫn lộ trình để2025-01-09Chính thức ra mắt Ixora Ho Tram by Fusion giai đoạn 2
Kết quả 95% của tòa A1 và 70% của tòa A2 đã tìm được chủ nhâ2025-01-09
最新评论