【zurich vs】Ưu tiên vốn đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:29:53 评论数:
Tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tưcho vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 388.000 tỷ đồng.

Cần có cơ chế đặc thù

Nhằm tạo điều kiện cho ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững,ƯutiênvốnđầutưchovùngĐồngbằngsôngCửzurich vs Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung nguồn đầu tư phát triển hạ tầng để đi trước một bước, tạo nền tảng cho sự phát tăng trưởng nhanh, bền vững của vùng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho ĐBSCL, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, trong đó quy định các tiêu chí tính điểm của vùng ĐBSCL cao hơn các vùng khác trong cả nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết  973/2020/UBTVQH14.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong giai đoạn 2021-2025, tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự ántrên địa bàn do địa phương quản lý dự kiến đạt 266.000 tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số bộ như Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế... khoảng 122.000 tỷ đồng. Tính chung, tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng này giai đoạn 2021-2025 khoảng 388.000 tỷ đồng.

Với số vốn được bố trí như vậy, khu vực này sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm như thông toàn bộ tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến quốc lộ trong vùng.

Riêng đối với nguồn vốn ODA, để bổ sung tăng thêm 2 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2025 cho vùng ĐBSCL theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 23/CT-TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàngThế giới (WB) nghiên cứu, xây dựng Báo cáo đề xuất khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, quy mô dự kiến 1,05 tỷ USD.

Nguồn vốn này sẽ giúp hoàn thành các công trình như đường ven biển đối với các tỉnh có biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang; hồ chứa nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất vùng tứ giác Long Xuyên, một số công trình giao thông liên tỉnh có tính lan tỏa tạo động lực cho phát triển của vùng...

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, số vốn trên mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của các địa phương. Để có thêm nguồn lực, ngoài khoản vay của WB, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp tục làm việc và nhận được nhiều đề xuất cung cấp khoản vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của các đối tác phát triển.

Về vốn ODA, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý cho việc thu xếp và tiếp nhận khoản vay 2 tỷ USD để hỗ trợ thêm cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 (tăng thêm 950 triệu USD so với khoản 1,05 tỷ USD mà WB đã cam kết) và theo cơ chế đặc thù là cấp phát 100% cho các địa phương trong vùng để hoàn thiện khép kín toàn bộ tuyến đường ven biển, hoàn thành các cầu lớn kết nối các địa phương trong vùng, các dự án thủy lợi liên kết vùng...

Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư các công trình giao thông quan trọng

Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL trong thời gian tới, Bộ GTVT cho biết sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực và tập trung phân bổ để đầu tư các công trình quan trọng có tính động lực, lan tỏa kết nối vùng và liên vùng.

Về đường bộ, tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm đang triển khai trong vùng như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, nâng cấp Quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn, Quốc lộ 57 đoạn Mỏ Cày đến Vĩnh Long, Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, nâng cấp mặt đường tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP. Cà Mau…

Ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư các tuyến cao tốc trục dọc kết nối ĐBSCL với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, cũng như các tuyến kết nối nội vùng như Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số hạng mục trên tuyến N2 từ Cao Lãnh - Rạch Sỏi để đảm bảo khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 300 km đường bộ cao tốc trong vùng. Ưu tiên đầu tư các cầu đặc biệt lớn như Rạch Miễu 2, Đại Ngãi và nâng cấp một số tuyến quốc lộ là điểm nghẽn trong vùng.

Về hàng hải, Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện quy hoạch cảng đầu mối của vùng ĐBSCL (Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), phối hợp với các địa phương kêu gọi đầu tư, sớm xây dựng để có thể xuất khẩu hàng hóa trực tiếp, giảm chi phí trung chuyển...

Về đường sắt, Bộ GTVT đang chỉ đạo lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ và sẽ phối hợp với các địa phương để kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhằm tăng cường kết nối TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL.

“Kế hoạch đầu tư công 2021-2025 đối với ngành GTVT tại vùng ĐBSCL, chúng tôi đã thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là sẽ đầu tư khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng 96% so với nhiệm kỳ 2016- 2020”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết.

最近更新