Theàngloạtcácnguycơnhiễmbệnhtừthịtlợltd u23 vno nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (CDC), từ năm 1998 đến năm 2015, 288 vụ dịch liên quan đến thịt lợn. Tần số bùng phát do thịt lợn giảm 37% trong suốt khoảng thời gian này, tương ứng với sự giảm sút dịch bệnh. Tuy nhiên, vào năm 2015, số vụ dịch liên quan đến thịt lợn đã tăng 73% so với ba năm trước đó.
"Ước tính tiêu thụ thịt lợn tăng nhẹ vào năm 2015, nhưng không đến mức khiến sự bùng phát liên quan đến thịt lợn tăng lên. CDC và các đối tác đang theo dõi các báo cáo dịch bệnh để xác định liệu đây có phải là một năm bất thường hoặc là bắt đầu một xu hướng mới ", Julie Self, tiến sĩ của Cơ quan Dịch vụ Tình báo dịch bệnh của CDC cho biết.
Những gì con số tiết lộ
288 vụ bùng phát do thịt heo giữa năm 1998 và năm 2015 khiến 6.372 người mắc bệnh, 443 trường hợp nhập viện, và 4 trường hợp tử vong. Salmonella là mầm bệnh phổ biến nhất có liên quan đến sự bùng phát thịt lợn.
Theo Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, tỷ lệ mắc bệnh do thịt lợn vẫn còn thấp.
"Nhiễm trùng lợn hiện nay rất hiếm, xét đến lượng thịt heo tiêu thụ rất lớn mỗi năm. Hầu hết là do salmonella gây ra, một bệnh nhiễm khuẩn gây ra bệnh đường ruột có đặc điểm sốt và tiêu chảy. Salmonella đôi khi có thể tiếp cận được với dòng máu và gây nhiễm trùng huyết - một nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa đến mạng sống ", Schaffner nói.
Mặc dù số lượng bùng phát dịch bệnh tổng thể đang giảm, Schaffner lưu ý rằng khi dịch xảy ra, chúng vẫn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.
"Do thương mại hóa quy mô lớn về cung cấp lương thực, việc bùng phát dịch bệnh hiện nay ít có xu hướng nhỏ lẻ, không chỉ xảy ra ở các địa phương mà có thể lớn hơn và lan rộng ra khắp một vùng rộng lớn.”