Theởinútthắthạtầngđểpháttriểnđôthịtrận tối quao đó, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, từ nay đến cuối năm 2018 nhiều công trình giao thông sẽ hoàn tất, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong đó, nổi bật là dự án xây dựng các gói thầu thuộc nút giao thông Mỹ Thủy, như cầu Kỳ Hà 3, cầu vượt trên đường Vành đai 2 và hầm chui rẽ trái Vành đai 2 đi cảng Cát Lái (quận 2), với tổng mức đầu tư gần 840 tỷ đồng. Đây là dự án cấp bách, sau khi hoàn thành sẽ góp phần giúp khu vực cảng Cát Lái - nơi có 18.000 lượt xe tải, xe container ra vào mỗi ngày - và các tuyến đường lân cận như Vành đai 2, Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ… nhằm giảm cảnh kẹt xe, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông. Song song đó, TP.HCM sẽ triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường như Đồng Văn Cống, Nguyễn Duy Trinh (quận 2), Nguyễn Xiển (quận 9), Tô Ngọc Vân (Thủ Đức), Nguyễn Tất Thành (quận 4), Đào Trí (quận 7). Tại khu vực phía Nam của thành phố, sẽ hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường nối từ nút giao thông cầu Bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), tổng mức đầu tư gần 412 tỷ đồng. Dự án này đóng góp vai trò quan trọng, tạo điều kiện kết nối hệ thống cảng nội địa của thành phố với cảng nước sâu Soài Rạp, thông qua các trục đường Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ... Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng sẽ đẩy nhanh kế hoạch thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm phía Đông thành phố để giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn gồm đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa, nút giao Mỹ Thủy, nút giao An Phú). Đáng chú ý, hiện TP.HCM đang gấp rút triển khai thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7km. Hiện 2 trong tổng số 11 nhà ga trên cao của tuyến đường sắt đô thị Metro Bến Thành - Suối Tiên đã bắt đầu công đoạn lắp mái vòm. Ông Dương Hữu Hòa, Giám đốc Ban Quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết, việc lắp đặt mái vòm nhà ga Bình Thái và Công Nghệ Cao diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ. Theo ông Hoà, hiện ga Công Nghệ Cao cơ bản đã lắp đặt xong phần khung, còn ga Bình Thái thì đã lắp được 1/2 nhà ga. Dự kiến cuối năm nay, đơn vị sẽ hoàn thành công đoạn lắp mái vòm thêm 8 nhà ga ở toàn tuyến trên cao. Dự án này được thực hiện đúng tiến độ, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho TP.HCM và cả nước. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Hiện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đang chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thiện các công trình giảm ùn tắc khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu nhiều giải pháp, ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật trong chống ngập nước và thi công các hệ thống thoát nước. Trong đó có hệ thống đào ngầm dưới lòng đất để không ảnh hưởng tới giao thông và công việc kinh doanh của các hộ dân bị ảnh hưởng... Điển hình như từ tháng 7/2017, Trung tâm chống ngập nước TP.HCM đã phối hợp với Tập đoàn Quang Trung lắp đặt thí điểm máy bơm chống ngập thông minh. Đến nay, kết quả bước đầu cho thấy hệ thống “siêu máy bơm” đã giúp giảm ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, ngập do nhiều nguyên nhân như triều cường, nước thải của dân, các tòa nhà, mưa… tình trạng này gây bức xúc cho toàn thành phố và người dân bị ảnh hưởng. Theo đó, để giải quyết căn cơ các bức xúc của TP.HCM thì cần đến 500.000 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2025 có thể giải quyết được các vấn đề này. Về lâu dài, thành phố đang có dự án đê bao (chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao ), nạo vét kênh rạch, xử lý nhà ven kênh rạch… dự án chống ngập do triều cường 10.000 tỷ đồng của Trung Nam… |