【bologna đấu với sassuolo】Xây dựng Chính phủ số để quản trị đất nước trong thời đại 4.0
Đây là một trong những nội dung được trao đổi,âydựngChínhphủsốđểquảntrịđấtnướctrongthờiđạbologna đấu với sassuolo thảo luận tại Hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và pháp luật về Nhà nước và công dân”, do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức ngày 12/12.
Những kết quả khả quan
Ông Ngô Hải Phan – Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, CP Việt Nam đã bắt tay xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) ngay từ đầu những năm 2000, gắn với quá trình đổi mới thể chế, cải cách nền hành chính và đã có những kết quả nhất định trong việc xây dựng thể chế và triển khai.
Cụ thể, theo Báo cáo đánh giá về CPĐT của Liên Hợp quốc, năm 2016, Chỉ số phát triển CPĐT (EGDI) của Việt Nam xếp hạng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng 8 bậc, lên thứ hạng 74/193 quốc gia (so với năm 2014). Đến năm 2018, Chỉ số EGDI của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, tăng 1 bậc, trong đó chỉ số OSI tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia (so với năm 2016). Tuy nhiên, trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn xếp hạng ở vị trí thứ 6 trong tổng số 10 nước.
Cũng theo ông Phan, hiện nay, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại – thời đại số, CP Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ để bắt kịp với cuộc CMCN 4.0. Theo đó, việc ứng dụng những công nghệ mới (như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật, ứng dụng phân tích, khai phá dữ liệu lớn (Bigdata), dữ liệu mở…) đã được quan tâm triển khai trong các hệ thống thông tin của CP nhằm thiết lập các nền tảng, mang tính đột phá để phát triển CPĐT trong thời đại CMCN 4.0 hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: D.T |
Chẳng hạn, VPCP đã ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong triển khai hạ tầng kỹ thuật, đến nay toàn bộ máy chủ được ảo hóa, quản lý tập trung theo mô hình đám mây riêng; các cán bộ, chuyên viên VPCP chỉ cần sử dụng thiết bị đầu cuối để truy cập các ứng dụng phục vụ chuyên môn, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.
Hay đối với khía cạnh phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN), hiện nay VPCP đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để triển khai hệ thống như ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Chatbot) trong trả lời tự động người dân, DN về tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, DN…
Cần đồng bộ nhiều giải pháp
Theo các chuyên gia tại hội thảo, hiện nay trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, CP Việt Nam xác định xây dựng CPĐT, hướng đến CP số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021 – 2030.
Tại Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư cũng đã đặt ra những mục tiêu rất cụ thể cho lộ trình phát triển CPĐT, CP số của Việt Nam trong thời gian tới. Đó là, đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng CPĐT theo đánh giá của Liên Hợp quốc. Đồng thời, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo nền tảng để đến năm 2030 hoàn thành xây dựng CP số.
Để có thể hiện thực hóa những mục tiêu trên, ông Ngô Hải Phan cho rằng, trước hết thể chế nhất thiết phải đi trước một bước nên cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ toàn diện cho việc xây dựng CP số.
Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy – đại diện Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cần tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân để tăng cường hiệu quả của CPĐT, Chính phủ số, đa dạng kênh tiếp cận CPĐT.
“Hợp tác công tư không phải là vấn đề mới đặt ra trong quản trị nhà nước mà đã được các chính phủ sử dụng phổ biến với nhiều hình thức khác nhau trước những thách thức về ngân sách. Hình thức hợp tác trên đem lại lợi ích không chỉ về tài chính, nhân lực, công nghệ… cho quá trình xây dựng CPĐT, mà còn cho phép CPĐT tiếp cận đến gần hơn với công dân – chủ thể thụ hưởng thành quả của CPĐT. Rõ ràng là một CPĐT được xây dựng tốt sẽ không đem lại hiệu quả nếu công dân, DN không biết đến và không sử dụng” – bà Thủy chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, ông Ngô Hải Phan đưa thêm khuyến nghị, đối với hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành trong các cơ quan nhà nước cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thời đại CMCN 4.0, trong đó dữ liệu cần được số hóa, chuẩn hóa, thu thập, tổng hợp, lưu trữ vào các kho dữ liệu tập trung, từ đó sử dụng các công nghệ mới như Bigdata, AI để phân tích dữ liệu, dự báo và hỗ trợ các cơ quan nhà nước ra quyết định. Qua đó, sẽ nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và phục vụ người dân, DN được tốt hơn…./.
Diệu Thiện
相关文章
Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
Chiều 26/9, ở phía cuối hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới, giáp ranh TP D2025-01-09- Ảnh minh họa.Ban quản lý dự ánđường sắt vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tình hình khảo sát,2025-01-09
Vụ Pháp luật quốc tế: Nỗ lực hình thành đội ngũ chuyên gia hàng đầu về pháp luật quốc tế
Vụ Pháp luật quốc tế: Nỗ lực hình thành đội ngũ chuyên gia hàng đầu về ph2025-01-09Không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản; xử lý nghiêm vi phạm kinh doanh đất đai, xây dựng
Không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản; xử lý nghiêm vi phạm kin2025-01-09Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
Người bị kiểm soát bởi quan điểm yêu đương kiểu định mệnh trong tình yêu sẽ kiên tr2025-01-09Son giữ Tottenham trên đỉnh bảng Ngoại hạng Anh
Tiền đạo Son Heung-min ghi bàn thứ tám từ đầu mùa, ấn định thắng lợi 2-1 trước Crystal Palace trong2025-01-09
最新评论