【kết quả ecuador hôm nay】Còn nhiều dư địa để giảm chi thường xuyên
Giảm chi thường xuyên: Nhiều kết quả khả quan nhưng chưa hết áp lực | |
Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập: Giảm chi thường xuyên cho ngân sách nhà nước | |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Tăng chi đầu tư,ònnhiềudưđịađểgiảmchithườngxuyêkết quả ecuador hôm nay giảm chi thường xuyên | |
Căn cơ hơn nữa để giảm chi thường xuyên |
Đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập là một giải pháp hữu hiệu để giảm chi thường xuyên. Ảnh: ST. |
Giảm 28 nghìn tỷ đồng
Qua đánh giá việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và nhìn vào dự toán năm 2020, có thể nói rằng, cơ cấu chi ngân sách đã có chuyển dịch tích cực, cơ bản vượt các chỉ tiêu của Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, đặc biệt với chi ngân sách nhà nước. Tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển tăng dần qua các năm (dự toán năm 2017 là 25,7%, dự toán năm 2018 là 26,2%, năm 2019 là 26,3% và năm 2020 dự kiến là 26,9%), trong tổ chức thực hiện ước đạt 27 - 28% (mục tiêu là 25 - 26%). Tổng chi đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 2,15 triệu tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra (2 triệu tỷ đồng). Cùng với đó, tỷ trọng chi thường xuyên giảm dần. Nếu dự toán năm 2017 ở mức 64,4% thì đến năm 2020 đã giảm xuống còn 60,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước (trong khi mục tiêu là dưới 64%). Với việc chi thường xuyên giảm nhanh và sâu như vậy thì nhiều khả năng có thể đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đó là kết quả sau một thời gian dài ngành Tài chính nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Nghị quyết số 25/NQ-QH14 của Quốc hội về Kế hoạch Tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Chia sẻ về nội dung này trên nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: Việc giảm chi thường xuyên còn xuất phát từ quá trình xây dựng dự toán chi thường xuyên giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ của đơn vị sự nghiệp, qua đó cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Tính toán lại, người đứng đầu ngành Tài chính cho rằng, sau 5 năm, số chi thường xuyên giảm được do thực hiện các nhiệm vụ này là khoảng 28 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng: Nhiều năm nay, việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí được thực hiện theo đúng quy định của luật; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính cũng được nâng cao. Lâu nay, không một khoản chi nào có thể ra khỏi Kho bạc nếu như không nằm trong dự toán. Bên cạnh đó, trong nhiều năm liên tục, Chính phủ yêu cầu thực hiện giảm 10% chi thường xuyên, có nghĩa trong tổng dự toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải tự cắt 10%.
Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây cho biết, dự kiến 5 năm (2016 - 2020) sẽ giảm chi ngân sách nhà nước khoảng 28 nghìn tỷ đồng. Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng nhận định, Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chú trọng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Điều đáng chú ý đó là, Chính phủ, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài chính - ngân sách hiệu quả. Mặc dù chi thường xuyên giảm dần nhưng vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương (tăng khoảng 7%/năm) và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác.
“Có thể nói, Bộ Tài chính đã thể hiện vai trò, trách nhiệm trong hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện chi tiêu tiết kiệm, đúng mục đích và hiệu quả” – ông Phương nhận định.
Cần lộ trình phù hợp
Toàn hệ thống đã rất nỗ lực chỉ đạo cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không cần thiết, cùng với tinh giản biên chế để có thể cơ cấu lại nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mức sống tối thiểu cho đội ngũ cán bộ, công chức. Việc đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua đã được nhiều bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai thực hiện và có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, so với kỳ vọng của người dân, của Quốc hội có lẽ vẫn còn khiêm tốn, hay nói cách khác là vẫn còn dư địa cắt giảm chi thường xuyên. Từ phía khách quan, khó khăn nằm ở chỗ chi thường xuyên chủ yếu là chi cho bộ máy và cho con người nên không thể “cắt giảm là giảm ngay” mà phải tính toán và có lộ trình phù hợp.
Phân tích tổng thể, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, điều quan trọng nhất, muốn giảm chi thường xuyên, phải tinh giản biên chế, giảm chi phí về tiền lương, phụ cấp, chi phí cho cán bộ lãnh đạo từ xe ô tô, lái xe, xăng xe… Đồng thời, đẩy nhanh đổi mới cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ. Hiện nhiều trường học, bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính hoạt động rất tốt, không cần dựa vào ngân sách. Trong thời gian tới, cơ chế này cần được đẩy nhanh, thực hiện quyết liệt hơn, để giảm chi tiêu từ ngân sách, dành nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội và cho con người. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính trong quản lý chi tiêu công; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí để giảm chi tiêu công.
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng: “Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa nhưng một số nhiệm vụ hiện nay triển khai còn chậm. Cụ thể như cơ cấu lại, đẩy nhanh tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế”. Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, cần tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước trên cơ sở đẩy mạnh thực chất hơn nữa nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế, cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng của ngân sách nhà nước.
“Biên chế giảm được 2% là chúng ta sẽ có ngay 2% đó để cải cách tiền lương. Cho nên, nếu việc sắp xếp lại bộ máy và đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập được đẩy nhanh hơn thì sẽ góp phần rất lớn vào thúc đẩy cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Do đó, cần sự vào cuộc thật sự của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc điều hành ngân sách nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Lượng bệnh cấp cứu tăng gần 2,5 lần dịp tết
- ·Đoàn Việt Nam giành 2 HCV Olympic Vật lý quốc tế 2016
- ·Chuyển biến tích cực sau 1 năm đổi mới
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Bài thuốc trị bệnh từ 10 cây thuốc quen thuộc
- ·Thêm 3.000 liều vaccine Pentaxim đưa vào tiêm dịch vụ
- ·Chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi THPT quốc gia 2016
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Nhiều thiết bị chưa đảm bảo tốt cho thực hành
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Thông tin báo chí giúp địa phương khắc phục nhiều hạn chế
- ·Ca tử vong đầu tiên do viêm não mô cầu
- ·Thi THPT quốc gia năm 2017: Đề thi minh họa giúp giảm nhiệt nỗi lo
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Cây mắc cỡ chữa bệnh cao huyết áp
- ·Cây nhàu chữa bệnh nhức mỏi xương khớp
- ·Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Nhận biết đề tổ hợp và tính chất nguyện vọng như thế nào