【bxh india i league】Những môn học lần đầu tiên xuất hiện trong thời khóa biểu học sinh sau năm 2017
Chương trình mới thực hiện giáo dục toàn diện,ữngmônhọclầnđầutiênxuấthiệntrongthờikhóabiểuhọcsinhsaunăbxh india i league tích hợp ở các cấp tiểu học và THCS, thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT.
Theo đó, ở cấp tiểu học và cấp THCS sẽ thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục. Ở cấp THPT, yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ.
Dưới đây là những môn học mới sẽ xuất hiện trong thời khóa biểu của học sinh sau năm 2017:
Giáo dục kinh tế và pháp luật
Môn học này sẽ xuất hiện ở cấp THPT. Theo ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông, thực chất đây là tên gọi mới của môn Giáo dục công dân- môn học này ở cấp tiểu học là Giáo dục lối sống.
Môn học này sẽ là môn học bắt buộc ở lớp 10; là môn học tự chọn bắt buộc ở lớp 11 và 12. Nội dung chủ yếu của môn học này là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế pháp luật.
Ở lớp 10, môn học này giúp học sinh hoàn thiện thêm một bước các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực kinh tế và pháp luật. Từ đó đánh giá đúng nguyện vọng, sở trường của bản thân để lựa chọn môn học ở lớp 11 và lớp 12 một cách phù hợp.
Ở lớp 11 và lớp 12 sẽ dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật. Nội dung chủ yếu của môn học gồm những vấn đề kinh tế và pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với định hướng nghề nghiệp sau THPT của học sinh.
Ảnh minh họa: Lê Ạnh Dũng.
Môn Giáo dục lối sống ở tiểu học môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống. Các mạch nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.
Đây là hoạt động giáo dục mà học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống.
Nội dung cơ bản của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động.
Nội dung được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, kết hợp đồng tâm và tuyến tính. Các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hoá tuỳ theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Chuyên đề học tập
Các chuyên đề học tập là nội dung học tập dành cho học sinh lớp 11 và lớp 12, thuộc môn tự chọn bắt buộc, nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có tính chất phức hợp. Qua đó, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận với nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực và thực tiễn địa phương.
Thời lượng giáo dục cho mỗi chuyên đề học tập là 15 tiết. Các trường THPT căn cứ vào nguyện vọng của học sinh, điều kiện cụ thể của trường hoặc liên trường để tổ chức dạy học các chuyên đề học tập. Hệ thống các chuyên đề học tập của mỗi trường có thể được thay đổi, bổ sung qua các năm học. Người dạy chuyên đề học tập là giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng hoặc là doanh nhân, nghệ nhân,... có hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên đề học tập đó.
Ngoại ngữ 2
Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kỳ lớp nào tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12.
Nghe có vẻ xa lạ nhưng có thể hiểu là học sinh được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) ngoài một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) bắt buộc phải học theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình phổ thông cho biết: “Ngoại ngữ 2 là một danh sách mở, nhưng phải là những ngoại ngữ đã có chương trình đào tạo được Bộ GD-ĐT duyệt, đã có SGK, có giáo viên dạy thì mới có thể đưa vào. Môn học này nhằm đáp ứng nhu cầu của các em có năng khiếu hoặc những học sinh thấy khó có khả năng thi vào các trường ĐH khối có môn tiếng Anh, học và thi khối khác liên quan đến ngoại ngữ khác. Học sinh ở vùng có quan hệ kinh tế với nước ngoài nhiều cũng có thể học, ví dụ vùng biên giới giáp với các quốc gia như Trung Quốc,...”
Tiếng dân tộc thiểu số
Là môn học tự chọn ở cả 3 cấp Tiểu học, THCS và THPT, ưu tiên dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với các dân tộc thiểu số ít người; khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu được học và hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết.
Môn học này sử dụng thời lượng tự chọn tương ứng của từng cấp học để tổ chức dạy học. Nội dung dạy học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng GD-ĐT ban hành. Điều kiện tổ chức dạy học và quy trình đưa tiếng dân tộc thiếu số vào dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, có một số môn khác như Thế giới công nghệ, Nghệ thuật,… nhưng số này về cơ bản là cách gọi khác của những môn Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật,…
Hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Môn học bắt buộc: là môn học mà mọi học sinh đều phải học. Môn học bắt buộc có phân hóa: là môn học mà nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần (môđun), trong đó một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả học sinh, một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục. Môn học tự chọn: là môn học không bắt buộc, được học sinh tự nguyện lựa chọn, phù hợp với nguyện vọng, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Môn học tự chọn bắt buộc: là môn học mà học sinh bắt buộc phải lựa chọn trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, lớp 12 theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. |
TheoVietnamnet
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- Dự kiến khôi phục thuế nhập khẩu gas lên 5%
- Ngăn chặn tách thửa biến tướng
- Tuần Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi 2017
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- Đắp từ hàng chục lu đất, linh vật rồng uốn lượn bên sông làm nhiều người say mê
- Hầu hết các mặt hàng ổn định giá trong nửa cuối tháng 7
- Công an sẽ làm giám thị trong kỳ thi tiếng Hàn năm 2017
- Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- Phố sách Hà Nội thu hút gần 20.000 lượt khách tham quan
- Hà Tĩnh: Kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất
- Quảng Ninh: 98,7% người dân hài lòng về dịch vụ công
-
Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
(Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: chainstoreage.com)Trong một thông báo phát đi vào ngày 12/10, hãng ...[详细] -
Tặng 50 ngôi nhà và xây dựng 2 điểm trường cho đồng bào vùng lũ
Cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Bắc Á hỗ trợ đồng bào ...[详细] -
Bạc Liêu: Triển khai các biện pháp ứng phó với triều cường, mưa kéo dài
Dự báo đỉnh triều cao nhất tại Trạm thủy văn Gành Hào ở mức báo động 3 ( ...[详细] -
Nghệ An: Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê
Chương trình nghệ thuật “Quê hương vọng mãi tên Người” Ảnh: Công BìnhTham dự chương trình có các đ ...[详细] -
Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
...[详细] -
Quỹ đầu tư sẽ lấy lại hình ảnh
Thị trường chứng khoán đang mong nhà đầu tư trở lại đông đúc như những năm trước đây. Ảnh: Internet ...[详细] -
Hà Nội: Có 28.153 doanh nghiệp khai thuế điện tử
Hoạt động thu, nộp thuế tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng (Cục Thuế Hà Nội). Ảnh: TPO Hiện tổng t ...[详细] -
Tử vi tuổi Hợi năm Giáp Thìn 2024 chi tiết từng năm sinh
Xem nhanh: ...[详细] -
Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến ...[详细] -
Đề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế đã được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ ba. Ông ...[详细]
- Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- 312 tỷ đồng cho nút giao An Dương
- Điểm mặt doanh nghiệp vượt khó
- Hải Phòng: Sẽ hỗ trợ 100 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể
- Cụ ông 98 tuổi vẫn làm việc 9 tiếng/ngày, bí quyết trường thọ nằm ở 5 chữ