发布时间:2025-01-10 01:58:35 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tọa đàm Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa XNK” thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Đ.N |
Thông tin tại Tọa đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa XNK” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 10/8 tại TPHCM, ông Nguyễn Bắc Hải, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động đã mang lại nhiều kết quả nổi bật của ngành Hải quan trong thời gian qua nhằm hiện thực hóa mục tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp theo định hướng của Chính phủ.
Theo đó, đã cắt giảm đáng kể các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nổi bật như: Bộ Công Thương; Bộ Khoa học và công nghệ với 90% mặt hàng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công An với 100% mặt hàng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Ông Nguyễn Bắc Hải, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan chia sẻ tại tọa đàm.Ảnh: Đ.N |
Việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành được thể hiện thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tăng đối tượng được miễn kiểm tra; miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu. Đồng thời thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.
Đặc biệt, ngày 12/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, cơ quan Hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành, các Bộ, ngành thực hiện hậu kiểm và thực hiện 7 nội dung cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm đơn giản quy trình, thủ tục, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro, giảm đầu mối tiếp xúc của doanh nghiệp, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Bắc Hải, đến nay các Bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 29/38 văn bản; ban hành 48/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS; hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng. Đặc biệt, loại bỏ 3 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu phục vụ sản xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; loại bỏ 2 nhóm hàng khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Trần Mạnh Hùng cho biết, trong thời gian qua, Cục Hải quan Hải Phòng đã chủ động triển khai nhiều chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan; cùng với đó, chúng tôi triển khai phần mềm đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp, doanh nghiệp đánh giá và gửi trên phần mềm này. Các doanh nghiệp sau khi sử dụng phần này, sẽ tự động nhận được các văn bản pháp luật mới được cung cấp từ cơ quan Hải quan.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Trần Mạnh Hùng. |
“Hàng năm, Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức 3-4 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp theo từng lĩnh vực. Mới chúng tôi đã tổ chức hội nghị với các hãng tàu, nhiều hãng tàu lớn đã cam kết không thu phí cược container đối với hàng trả nội địa, chỉ thu đối với hàng lạnh đi biên giới. Hải quan có công văn gửi các hãng tàu để triển khai nội dung này. Đối với đại lý hải quan, chúng tôi bố trí khu vực riêng phục vụ làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp này… nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhằm cắt giảm chi phí”, Phó cục trưởng Trần Mạnh Hùng cho biết thêm.
Ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng Phòng Giám sát quản lý về hải quan, Cục Hải quan TPHCM cho biết, mỗi năm TPHCM làm thủ tục thông quan hàng hóa trung bình chiếm khoảng 40% và số thu chiếm khoảng 1/3 toàn ngành, hội tụ tất cả các loại hình xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như các hình thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (trừ vận chuyển bằng đường sắt quốc tế). Cục Hải quan TPHCM luôn nhận thức về vai trò và trách nhiệm trong việc phát triển logistics của thành phố, khai thác tối đa năng lực của các cảng biển, kho bãi, địa điểm nói riêng và cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, góp phần đáng kể tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cảng biển, cảng hàng không thông qua các hoạt động cải cách thủ tục hành chính về hải quan, tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.
Để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, ngoài 2 quy chế phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics TPHCM (HLA) với chương trình nghị sự cụ thể hàng năm, Cục Hải quan TPHCM đều duy trì các hoạt động đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tham vấn với các cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Thành phố. Trong năm 2023, Hải quan TPHCM đã ban hành 10 kế hoạch hành động với những giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp.
Đồng thời cơ quan Hải quan đề xuất, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn trương triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển Logistics Thành phố đến năm 20215, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, trong đó chú ý đến hình thành trung tâm logistics hiện đại, đáp ứng được với tốc độ phát triển cao thương mại điện tử và đào tạo nhân sự cho ngành dịch vụ logistics hiện đang rất thiếu; sớm thực hiện Đề án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để trở thành cảng trung chuyển tầm cở khu vực trên thế giới.
相关文章
随便看看