【nhận định bóng đa hôm nay】Đoàn văn công quân khu 9: Giữ mãi ngọn lửa hào hùng
作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:18:09 评论数:
Không chỉ trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ mà trong thời bình,ĐonvăncngqunkhuGiữmingọnlửnhận định bóng đa hôm nay Đoàn văn công Quân khu 9 luôn đáp ứng những mong mỏi, kỳ vọng của nhiều thế hệ cán bộ, diễn viên, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.
Những chiến sĩ văn nghệ năm xưa gặp mặt trong không khí vui tươi, xúc động.
“Tiếng hát át tiếng bom”
Cuộc gặp gỡ của những nghệ sĩ Đoàn văn công Quân khu 9 qua các thời kỳ diễn ra chỉ một buổi, nhưng đong đầy cảm xúc. Những mái đầu đã bạc, bước chân đã run từ các nơi tìm về, cùng kể lại câu chuyện cách đây mấy chục năm, họ đã vượt qua lửa đạn của chiến tranh để cùng góp phần viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Bà Nguyễn Thị Nê, ở tận Bình Phước, đã 78 tuổi, xúc động nói: “Cả nửa tháng nay, tôi nôn nao để gặp mọi người. Ngày xưa, chúng tôi tràn đầy nhiệt huyết, thoáng cái giơ đã ở vào tuổi thất thập. 10 năm mới gặp nhau một lần, kẻ còn người mất…”. Câu chuyện bỏ lửng khi các đồng nghiệp của bà tụ họp đông đủ, kể lại những kỷ niệm một thời đạn bom, sát cánh bên nhau vừa hát, vừa chiến đấu…
Cách đây 70 năm, khi Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, bắt đầu từ Nam bộ bằng thế tiến công áp đảo, quân và dân ĐBSCL cùng với Nam bộ - Thành đồng Tổ quốc đã kiên trì bám trụ, anh dũng chiến đấu, lập nen nhiều chiến công xuất sắc như trận Tầm Vu, Tân Hương (1946), trận Giồng Dứa (1947), làm tiêu hao sinh lực và gây hoang mang trong lực lượng địch. Để kịp thời cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, Đảng uy, Ban chỉ huy Chiến khu 8, Chiến khu 9 giải thể Đoàn Vũ trang Tuyên truyền, thành lập Ban Tuyên truyền lưu động gồm tổ quân nhạc và tổ ca kịch, Đảng ủy, Ban chỉ huy Quân khu 9 thành lập Đội Tuyên truyền lưu động gồm 2 tổ kịch và âm nhạc. Ban và đội tập hợp nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi như: Bảo Định Giang, Ba Du, Tám Danh, Nguyễn Hữu Trí, Hoàng Việt, Quốc Hương… và hoạt động của Ban và đội thực chất là hoạt động của hai đoàn văn công trước đây. Nhiệm vụ của những người này là đem lời ca tiếng hát cách mạng động viên tinh thần chiến đấu, nâng cao tinh thần cách mạng cho quân và dân chiến khu, tổ chức tham gia đánh địch, xây dựng đoàn trở thành đơn vị tiêu biểu của Vệ quốc đoàn. Hơn 1 năm hoạt động, đoàn đã đi khắp các địa bàn: Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long…, với hàng trăm buổi phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Tiếng hát vẫn mãi vang xa
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đoàn văn công Quân khu 8, Quân khu 9 và một bộ phận ca kịch cải lương của Đoàn văn công quân giải phóng miền Nam sáp nhập thành Đoàn văn công Quân khu 9. Đoàn bắt tay vào xây dựng chương trình tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến ở các tỉnh ĐBSCL; phục vụ anh em chiến sĩ ở biên giới Tây Nam. Đặc biệt, suốt 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, đoàn đã biểu diễn phục vụ, góp phần động viên tinh thần chiến đấu cho lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trên đất bạn. Bom đạn của kẻ thù, địa hình hiểm trở, cái nắng cháy da và sốt rét rừng không ngăn được lời ca, điệu múa của anh chị em diễn viên.
Có thể nói, trong kháng chiến, các chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ này đã không quản ngại gian khó, gạt bỏ chuyện riêng tư để hoàn thành nhiệm vụ. Ông Nguyễn Hồng Sáng, Phó trưởng Đoàn văn công Quân khu 9, giai đoạn 1988, nhớ lại: “Điểm diễn thường là bãi đất trống, chúng tôi đốn tre, dựng hai cây tre, mắc màn, lót sạp làm sân khấu là diễn. Cán bộ chiến sĩ coi say sưa, chúng tôi hát quên hết thời gian. Có khi đang diễn, pháo kích, thế là giải tán, xong lại kéo nhau về diễn tiếp. Cận kề sống chết, nhưng tinh thần ai cũng đong đầy”. Hàng trăm xuất diễn đến được với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Họ không chỉ hát với trách nhiệm của người nghệ sĩ mặc áo lính, mà hát bằng lòng yêu nước nồng nàn, bằng tình yêu quê hương xứ sở, bằng niềm tin về một ngày chiến thắng. Chính điều này được họ gửi trọn vào tác phẩm âm nhạc, để “tiếng hát át cả tiếng bom”, thúc giục lòng quân và dân cùng nhau giết giặc cứu nước…
Bước vào thời kỳ đổi mới và trong những năm gần đây, đối tượng phục vụ của đoàn ngày càng cao và đa dạng, buộc đoàn phải đổi mới toàn diện để đáp ứng nhu cầu. Từ đó, các diễn viên đã được đào tạo nâng cao trình độ. Hiện đã có 22 người được đào tạo sơ, trung cấp, 56 diễn viên được đào tạo cao đẳng, đại học; xây dựng những chương trình hay phục vụ chiến sĩ và nhân dân trong vùng. Trong 10 năm qua, đoàn đã có gần 900 suất diễn, với hơn 469.000 lượt người xem. Năm 2012, 2014, 2015, đoàn xây dựng chương trình ca, múa, nhạc, cử diễn viên tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc và Hội diễn nghệ thuật toàn quốc, San khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc,… đạt 13 huy chương vàng, 16 huy chương bạc… Những chiến sĩ nghệ sĩ hôm nay được tạo điều kiện học tập và trau dồi chuyên môn, với nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại được đầu tư, càng tạo điều kiện cho họ cất cao tiếng hát, hát để động viên quân và dân hăng say rèn luyện, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đại diện cho những thế hệ kế thừa truyền thống hôm nay, diễn viên trẻ Ngọc Huyền, chia sẻ: Câu chuyện về những thế hệ trước luôn làm em xúc động và kính phục. Từ đó, tạo sức mạnh và động lực cho mình để rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ quân và dân ngày một tốt hơn.
Đại tá, NSƯT Nguyễn Thanh Bá, Trưởng đoàn Văn công Quân khu 9, cho biết: Đoàn hiện nay có hơn 80 người, trong đó gần 60 trong biên chế. Sự quan tâm của đơn vị trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là việc chọn lựa và đào tạo đội ngũ trẻ, như mở lớp đào tạo sơ cấp, cao đẳng và đại học theo hình thức khép kín, học tại chỗ, thực hành liền, nên tạo hiệu suất công việc cao. Họ luôn ý thức được phải kế thừa va phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, để mãi xứng đáng là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ trong thời bình, tiếp tục mang lời ca tiếng hát ca ngợi quê hương xứ sở… |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ