【vizela đấu với sporting】Nợ xấu tăng, nhưng xử lý không dễ

  发布时间:2025-01-25 04:32:08   作者:玩站小弟   我要评论
Ngân hàng, tòa án cùng "kể khổ" về quá trình xử lý nợ xấuBăn khoăn tiêu chuẩn tín dụng khi nợ xấu tă vizela đấu với sporting。
Ngân hàng,ợxấutăngnhưngxửlýkhôngdễvizela đấu với sporting tòa án cùng "kể khổ" về quá trình xử lý nợ xấu
Băn khoăn tiêu chuẩn tín dụng khi nợ xấu tăng cao
Ngân hàng chuẩn bị nhiều phương án ứng phó với nợ xấu gia tăng
Nợ xấu tăng, nhưng xử lý không dễ
Nợ xấu của nhiều ngân hàng có tốc độ tăng cao. Ảnh: Internet

Theo báo cáo tài chính quý 1/2021, nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh. Như ACB nợ xấu tăng 61% lên 2.954 tỷ đồng. Theo báo cáo phân tích của SSI Research, ACB đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. Ngoài ra, ACB cũng dự báo có thể cần hơn 2 năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan, do đó ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản cho vay này (giả định tài sản đảm bảo bằng 0).

Vietcombank cũng có nợ xấu tăng khá mạnh tới 47% trong 3 tháng đầu năm lên hơn 7.690 tỷ đồng. MB cũng có tổng dư nợ nợ xấu tăng gần 30% lên hơn 4.180 tỷ đồng.

BIDV dù mức tăng tỷ lệ nợ xấu không cao nhưng lại có đang nắm giữ số lượng nợ xấu lớn nhất hệ thống, lên tới hơn 21.760 tỷ đồng. Tiếp sau là VPBank với hơn 10.420 tỷ đồng, VietinBank với hơn 8.950 tỷ đồng.

Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, lợi nhuận trước thuế ngành ngân hàng năm 2021 dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng khả quan, khoảng 20-25%. Tuy nhiên, nếu diễn biến dịch bệnh phức tạp và nhiều doanh nghiệp còn rất khó khăn khiến nợ xấu (gồm cả nợ nhóm 2) có thể tăng lên và như vậy, lợi nhuận các quý còn lại sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tăng cường công tác thẩm định, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, thận trọng cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng bất động sản tại các địa bàn đang sốt đất, các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phải tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo mục đích; thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu...

Trước tình hình như vậy, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đăng liên tục các thông báo phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, với những khoản nợ có giá trị từ vài trăm triệu đến hàng nghìn tỷ đồng.

Mới đây BIDV đã có thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Cao Nguyên với giá trị lên tới hơn 236 tỷ đồng, bao gồm toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản đầu tư trên đất, giá trị quyền sử dụng đất… Thậm chí, có nhiều thông báo đấu giá được ngân hàng này rao tới 5 lần.

MB mới đây cũng thông báo về việc chào bán khoản nợ Công ty TNHH MTV Dệt 19-5 Hà Nội với giá trị khoản nợ bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi lên tới hơn 322 tỷ đồng, với tài sản bao gồm bất động sản, hạ tầng, ô tô…

Tương tự, nhiều ngân hàng khác cũng liên tục thông báo phát mãi, đấu giá tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc rao bán và mời đấu giá vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi không ít ngân hàng đã phải rao đi rao lại, thông báo nhiều lần mà vẫn chưa đạt được kết quả.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc gộp chung các các tài sản đảm bảo để bán sẽ giúp các ngân hàng thu hồi nợ nhanh. Nhưng những tài sản giá trị lớn hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng không dễ rao bán thành công, thường phải mất nhiều lần rao bán, hạ giá thì mới có thể thanh lý được.

Có thể thấy, nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng vẫn hiện hữu, nhất là khi nhiều quan điểm cho rằng nợ xấu còn “bung” ra sau đó do các quy định về cơ cấu lại nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện các ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhưng việc cấp tín dụng và xử lý nợ vẫn phải được chú trọng để giảm thiểu mọi rủi ro.

相关文章

最新评论