【ti le bong da net】Cổ phần hóa vì sao chậm?

 人参与 | 时间:2025-01-27 03:22:08

co phan hoa vi sao cham nhiem vu cua evn con nang ne

EVN phấn đấu CPH GENCO 3 trong năm 2017. Ảnh: ST.

Đầu tư ngoài ngành không còn

Nói về tình hình tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015, ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN cho biết, tập đoàn đã tích cực triển khai và hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ tái cơ cấu EVN theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 2166/TTg-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ. Về cơ bản, EVN đã thoái vốn xong các ngành nghề không phải ngành nghề kinh doanh chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… thu về 1.943 tỷ đồng và có thặng dư. Hiện nay, EVN chỉ còn 15% cổ phần nằm ở Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực- EVN Finance. Mặc dù trong Quyết định 1782, Thủ tướng cho phép EVN giữ lại nhưng hiện EVN vẫn quyết hoàn thành thoái vốn tại EVN Finance trong năm 2017. Ông An cho biết thêm, EVN đã phê duyệt giá khởi điểm và phương án thoái vốn tại EVN Finance và đang triển khai thủ tục báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuẩn bị đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, các bước thoái vốn theo quy định pháp luật.

Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới DN tiếp tục được EVN thực hiện trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017. Cụ thể, trong tháng 4/2017, EVN đã hoàn thiện Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu DN thuộc EVN giai đoạn 2017-2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 852/QĐ-TTg. EVN cũng đã chỉ đạo 9 tổng công ty thuộc EVN xây dựng đề án sắp xếp, tái cơ cấu các tổng công ty giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở nội dung Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, EVN sẽ phê duyệt Đề án sắp xếp, tái cơ cấu các tổng công ty để triển khai thực hiện. Ngoài ra, giai đoạn vừa qua, EVN đã hoàn thành sắp xếp lại 3 trường cao đẳng thuộc EVN là Cao đẳng nghề Điện, Cao đẳng nghề miền Trung, Cao đẳng nghề TP.HCM được Bộ Công Thương phê duyệt từ tháng 11/2016.

Đáng chú ý, EVN vẫn đang tập trung nhiệm vụ trọng tâm đó là CPH 3 tổng công ty phát điện gồm GENCO 1, GENCO 2, GENCO 3. Có thể nói, đây là phần việc mà EVN còn “nợ” dai dẳng do có những khó khăn trong quá trình CPH như: Vốn tài sản của 3 tổng công ty quá lớn và không dễ để thị trường mua hết, dù chỉ là một phần vốn bán ra; chi phí tư vấn CPH bị khống chế… Tuy nhiên, cho đến nay, EVN đã xây dựng và đề xuất phương án CPH cho các tổng công ty này. Ông Dương Quanh Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: “Hiện GENCO 3 đang được Kiểm toán Nhà nước thẩm tra lại giá trị DN để công bố giá trị DN và EVN đã trình Chính phủ phương án CPH. Trong năm 2017, EVN phấn đấu CPH GENCO 3”.

Bổ sung thêm thông tin, ông An cho hay, EVN đã lựa chọn được đơn vị tư vấn xác định giá trị DN của GENCO 2 và đang báo cáo với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời điểm xác định giá trị DN để CPH sang 1/1/2018 và các phương án tài chính lành mạnh cho GENCO 1. Tương tự, EVN đã có Tờ trình số 144/TTr-EVN trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn xác định giá trị DN để CPH Công ty mẹ - GENCO 2. Bộ Công Thương đang xem xét, chuẩn bị có ý kiến để chỉ đạo EVN thực hiện các bước tiếp theo của quá trình CPH, sau khi Bộ Công Thương phê duyệt sẽ thực hiện ký hợp đồng và xác định giá trị DN. Như vậy, trong năm 2017, EVN sẽ phấn đấu CPH xong GENCO 3, 2 tổng công ty còn lại sẽ thực hiện trong năm 2018.

Phải CPH xong GENCO 3

EVN là DN đầu tiên thuộc Bộ Công Thương được Thủ tướng phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu DN thuộc EVN giai đoạn 2017-2020. Theo đó, các nhiệm vụ về CPH, sắp xếp lại DN, thoái vốn EVN phải tiếp tục triển khai trong những năm tới với mục tiêu thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước…

Nói về công việc cụ thể, ông An cho hay, EVN đang chỉ đạo các tổng công ty xây dựng kế hoạch thoái vốn và danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 58/QĐ-TTg; tách bạch hạch toán và bộ máy tổ chức giữa công tác vận hành hệ thống điện và dịch vụ, kinh doanh để nâng cao hiệu quả và đánh giá đúng công tác sản xuất kinh doanh của tập đoàn. EVN tiếp tục nắm giữ và sắp xếp, tổ chức lại các ban quản lý dự án theo hướng hình thành các ban quản lý dự án chuyên nghiệp trong EVN theo lộ trình, đồng thời nghiên cứu mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học trong EVN bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Công việc CPH 3 tổng công ty phát điện tiếp tục được Thủ tướng "đốc thúc" với yêu cầu thực hiện CPH các tổng công ty phát điện theo kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó chuẩn bị các thủ tục cho việc IPO GENCO 3 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH và dự kiến chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2017, tiếp tục thực hiện các bước CPH GENCO 1 và 2 theo quy định, dự kiến hoàn thành CPH trong năm 2018 theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, nội dung về tái cơ cấu quản trị DN trong EVN, cốt lõi là đề án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được tập trung đẩy mạnh. Theo ông Thành, việc rà soát lại các dự án không hiệu quả, giảm chi phí là nội dung được Thủ tướng yêu cầu trong Quyết định 852. “Hiện công ty mẹ- tập đoàn không có dự án nào không hiệu quả, tuy nhiên chúng tôi đang giao đơn vị rà soát công ty con, công ty liên kết nếu có công ty nào không hiệu quả sẽ có giải pháp để xử lý”, ông Thành nói.

EVN tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện đã được HĐTV EVN thông qua nhằm triển khai các nội dung về sắp xếp, đổi mới DN có liên quan của EVN theo quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DN nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2017-2020” và định kỳ báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả thực hiện Quyết định số 707 theo quy định.

Theo Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017-2020, EVN tiếp tục nắm giữ các đơn vị: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, 5 tổng công ty điện lực, các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Mua bán điện, Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (đổi tên từ Trung tâm Viễn thông &Công nghệ thông tin). Thủ tướng cũng yêu cầu EVN tiếp tục thực hiện thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (EVN Finance), cơ khí (2 đơn vị), phát điện (2 đơn vị, trong đó Công ty Cổ phần năng lượng Vĩnh Tân 3 sẽ thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3) kèm theo lộ trình thực hiện cụ thể. Đối với các đơn vị tư vấn, EVN chỉ giữ lại 2 đơn vị (Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 2) và thoái toàn bộ vốn tại 2 đơn vị (Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 4).

顶: 2踩: 3271