');this.closest('table').remove();"> Nghề báo là nghề nguy hiểm. Rất nguy hiểm. Nhất là phụ nữ. Ông nói rồi dẫn chứng. Nó đánh đổi cả sắc đẹp, sức khỏe, đôi khi cả hạnh phúc, cháu sợ không? Ông hỏi.
- "Dạ không ạ”!
- Thế nếu có bão lụt. Nguy hiểm, cháu có dám đi lấy tin không?
- Dạ có ạ!
- Nếu chiến tranh xảy ra, cháu dám xông ra chiến trường không?
- Dạ dám ạ! Cô trả lời chắc nịch.
- Từ hôm nay, cháu bắt đầu vào làm việc. Trước mắt, thử làm công tác biên tập trong vòng một tháng, sau đó đảm nhận công việc của phóng viên một tháng. Nếu làm được thì cơ quan nhận. Còn không được thì thôi. Cái nghề này nó đòi hỏi năng lực. "Con ông cháu cha" mà yếu là không nhận được đâu!
Ông nói cương quyết. Bây giờ cháu vào phòng biên tập, chú sẽ điện thoại cho trưởng phòng. Cô ngập ngừng ở cửa phòng biên tập. Người đàn ông tên Quang khoảng 40 tuổi nhìn ra cửa thấy cô, vồn vã.
- Phương hả? Vào đây em, anh Đình, Phó Tổng biên tập vừa điện thoại cho anh.
Phương tự tin bước vào. Trong phòng còn có thêm hai biên tập viên khác cũng trạc tuổi anh trưởng phòng.
- Uống nước đã. Anh đưa cô cốc nước chè xanh đặc quánh.
- Ban đầu, em biên tập tin. Hai tuần sau biên tập bài nhé. Sau phần hỏi thăm gia đình và một số thông tin cần thiết, anh nói:
- Thôi bắt đầu làm việc nhỉ. Em ngồi chỗ này.
Anh chỉ vào bộ bàn ghế trống bên cạnh, rồi chuyển cho cô một tập tin. "Đây là tin nguội, nên cứ từ từ, biên tập cho kỹ. Cơ bản là lỗi chính tả. Tin khoảng 300 chữ thôi. Nếu dài quá thì lược bỏ. Có gì không hiểu thì hỏi lại anh và các anh trong phòng”. Nói rồi, anh đưa cho cô xem một số tin đã biên tập để làm mẫu.
Buổi chiều, Quang trao đổi với cô về những tin cô đã biên tập lúc sáng. Anh sửa lại để cô rút kinh nghiệm. Sau một tuần biên tập tin, Phương vẫn còn bỡ ngỡ, tuy nhiên cô được trưởng phòng và hai anh biên tập viên tận tình chỉ bảo nên cũng tạm ổn.
Tuần thứ hai, cô được biên tập bài. Ban đầu, Quang đưa cho cô một bài viết, khoảng 900 chữ. Chữ rất đẹp. Cô đọc cả bài, không phát hiện lỗi chính tả. Bài nêu lên nỗi khó khăn của người sản xuất gạch ở một địa phương. Cô không biên tập. Quang hỏi: “Em thấy bài thế nào?”. “Quá chuẩn ạ”, cô trả lời. “Đúng rồi, đây là phóng viên trụ cột của một đài huyện. Anh mà còn biên tập rất ít nữa mà”. Quang nói tiếp: “Em khiêm tốn vậy rất tốt. Đây là đức tính, cách sống của mỗi người. Ở bất cứ lĩnh vực, công việc nào, tính khiêm tốn là rất quan trọng”. Nghe Quang nói, cô nghĩ: Anh dạy hay. Phải khiêm tốn. Đó là câu nói nằm lòng của cô trong cả quá trình sống và làm việc sau này.
Khi biên tập tin thì lúng túng, nhưng biên tập bài thì Phương lại tung tẩy, thích thú với từng câu chữ. Phương không biết rằng, những bài cô đang biên tập là đã bị loại. Bài không dùng được do lỗi chính tả quá nhiều. Có bài không nêu lên được vấn đề gì... Cô cứ chăm chỉ, hào hứng, say sưa với công việc của mình. Có những bài cô biên tập xong, thấy bẩn, viết lại cả bài. Khi công việc biên tập tiến hành được một tuần thì một hôm, Quang bảo, cuối giờ cô ở lại để anh trao đổi công việc. Phương hồi hộp lắm. Hay mình làm không tốt, nên giờ phòng cho mình nghỉ việc sớm?
Cuối giờ, trong phòng chỉ còn lại hai người.
Quang nói:
- Em uống nước đi. Thấy công việc này ra sao?
- Dạ biên tập tin thì khô khan, em thấy khó. Bài cũng khó nhưng em thích hơn ạ. Phương thật thà trả lời. Quang cười:
- Anh cũng rất thoải mái được kèm cặp một người chăm chỉ, biết cách làm báo như em. Em biên tập khá ổn. Có hai bài anh loại ra, do lỗi chính tả quá nhiều và tác giả không diễn đạt được ý mình viết, nhưng em đã “nhào, nặn” lại khá tốt và được dùng. Những bài không dùng, em biên tập cũng thể hiện được năng lực, sức lao động của mình. Vì thế, nhẽ ra thử việc thêm hai tuần, nhưng thấy em làm tốt, anh quyết định em đã vượt qua được công việc biên tập. Em cần nhiều thời gian hơn cho công việc thử làm phóng viên. Anh sẽ báo lại ban biên tập.
Phương nghe cứ như mở cờ trong lòng. Không ngờ mình được anh trưởng phòng đánh giá cao vậy.
Hôm sau, cô nhanh chóng lên cơ quan. Tưởng mình đến sớm nhất, nhưng vừa bước lên bậc tam cấp phòng phóng viên thì Phương gặp một người đàn ông có dáng người cao, gầy, trạc tuổi Quang. Người ấy đang đi xuống, thấy cô thì dừng lại tươi cười hỏi:
- Chào! Phóng viên mới hả?
- Dạ không, em đang thử việc ạ!
- Mình là Thế Nguyễn, phòng phóng viên. Biết cậu chuẩn bị vào phòng mình làm việc. Nói phóng viên mới cho có niềm tin. Công việc này khó hay dễ, còn tùy vào năng khiếu của mỗi người. Cậu yên tâm. Có gì bọn tớ sẽ giúp thêm.
Phương mừng đến bất ngờ. Cô may mắn, gặp toàn người tốt bụng, tử tế. Trong phòng có vài người đang uống nước trà, tán gẫu. Các anh đang bàn luận chuyện khác thì xoay qua hỏi han cô đủ thứ chuyện, khiến cô vừa vui, vừa lúng túng.
Sau đó mọi người giải tán. Cô nấn ná một lúc để đợi trưởng phòng, định về thì thấy có một người đàn ông bước vào. Người này có đôi mắt rất sáng. Cô nhìn anh và bỗng nhớ lại ban nãy Thế Nguyễn có nói với cô: Trưởng phòng tên là Nguyễn Trương. Là người tử tế. Cô định chào anh thì anh đã hỏi:
- Bạn đến thử việc hả? Tới lâu chưa? Mình là Nguyễn Trương, Trưởng phòng phóng viên. Hôm nay có bài nộp không? Ban đầu chắc cũng khó khăn. Nó sẽ quen dần thôi.
- Em không biết bắt đầu viết từ đâu ạ. Phương rụt rè.
- Lúc đầu khó thật, nhưng không sao, vậy sáng mai 7 giờ tới đây, đi họp báo kỷ niệm ngày thành lập Trường đại học Tổng hợp với mình và Thế Nguyễn, mình sẽ gợi ý bài cho.
Phương như người sắp chết đuối vớ được phao bơi!
Cuối cuộc họp báo, Trương đề nghị được làm việc thêm với hiệu trưởng nhà trường.
- Ghi chép cẩn thận. Thừa hơn thiếu. Trương nói nhỏ với cô.
Trước lúc về, Trương tranh thủ gợi ý giúp cô đề cương bài viết và nói: Ba ngày sau nộp bài. Viết xong, đọc và “gọt”, “dũa” cho cẩn thận rồi đưa cho mình.
Ngay trưa hôm ấy, không ăn cơm, Phương bắt tay viết bài báo đầu tiên của mình. Ăn cơm tối xong cô lại viết. Viết rồi xóa, rồi viết. Cô viết lại nhiều lần. Khi nộp bài, trưởng phòng biên tập ngay. Cô ở phòng ngoài hồi hộp chờ. Một lúc sau, Nguyễn Trương gọi cô vào góp ý từng lỗi chính tả, từng ý của bài viết. Lần góp ý đầu tiên của trưởng phòng, cô luôn nhớ mãi để rút kinh nghiệm cho cả quá trình viết bài sau này. Đây là bài đầu tiên được dùng. Cô hồi hộp, xúc động không tả xiết.
Khi Phương viết bài “Nơi mùa xuân đến sớm”, thật may, Thế Nguyễn là người có chuyên môn giỏi nên biên tập lại, chỉ cho cô cách viết gọn gàng, súc tích hơn. Phương góp nhặt từng sự tử tế, từ lòng tốt, sự chân thành giúp đỡ của từng người, từ sự chịu khó học hỏi, đi cơ sở nhiều và năng khiếu báo chí sẵn có, nên sau hai tháng thử việc, cô được nhận vào làm phóng viên tập sự của cơ quan, phụ trách mảng văn hóa - xã hội.
Thấm thoắt, Phương đã gắn bó với nghề báo trên 30 năm. Chừng ấy thời gian có biết bao thay đổi. Đồng nghiệp thân thiết của cô giờ cũng đã về hưu. Có người đã về cùng cát bụi. Có người cũng không còn nhớ đến cô. Anh Trưởng phòng Nguyễn Trương cũng đã trở thành người hoài cổ. Nhưng với cô, họ là những tháng ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời làm báo của mình.
顶: 84踩: 2773
【kqbd vdqg vn】Tháng ngày tươi đẹp
人参与 | 时间:2025-01-10 20:17:21
相关文章
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- Ngân hàng số Việt nhận khoản đầu tư khủng 20 triệu USD
- Xử lý container phế liệu tồn đọng: Doanh nghiệp cảng và doanh nghiệp vận tải đề xuất gì?
- Đã phê duyệt Phương án cổ phần hóa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
- Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- Năm 2022 sẽ cấp phép 5G và hướng tới 70.000 doanh nghiệp công nghệ số
- Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel ‘bội thu’ bằng sáng chế tại Mỹ
- Vietnam Airlines chuyển khai thác sang nhà ga mới T2 tại sân bay Cam Ranh
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Thấy gì từ các sự cố an ninh mạng năm 2021?
评论专区