【nhận định shakhtar donetsk】Đề nghị phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng vốn TPCP giai đoạn 2014
Vẫn an toàn,ĐềnghịpháthànhbổsungnghìntỷđồngvốnTPCPgiaiđoạnhận định shakhtar donetsk có khả năng huy động và cân đối được nguồn trả nợ Thay mặt Chính phủ đọc tờ trình tại phiên họp ngày 23/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh cho biết, trong 3 năm qua, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát đã được kiềm chế, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từng bước được cải thiện, kinh tế dần được phục hồi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế cũng đang gặp những khó khăn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP giảm mạnh so với giai đoạn trước do vốn đầu tư từ NSNN thấp; vốn huy động từ khu vực dân cư và tư nhân tăng chậm; tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh. Do đó, việc phát hành vốn TPCP để bổ sung thêm nguồn lực đầu tư toàn xã hội và thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác là hết sức cần thiết trong giai đoạn 2014-2016. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về phương án phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016. Ảnh: TTXVN Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các phương án phát hành bổ sung vốn TPCP giai đoạn 2014-2016, đồng thời phân tích đánh giá đầy đủ các mặt tác động kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính quốc gia. Trên cơ sở rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của những dự án đang đầu tư dở dang bằng nguồn vốn TPCP và những nhu cầu cấp bách theo đề nghị của các bộ ngành và địa phương; Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 (không bao gồm 75 nghìn tỷ đồng đã có trong kế hoạch 2012-2015). Với phương án phát hành bổ sung này, dư nợ công, dư nợ Chính phủ tính đến cuối năm 2015 cũng như cuối 2016 vẫn đảm bảo an toàn theo quy định, có khả năng huy động và cân đối được nguồn trả nợ, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết. Cùng với đó, Chính phủ cho rằng, để các dự án có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng, trình Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải chủ động điều chỉnh giảm quy mô đầu tư của dự án cho phù hợp với khả năng nguồn vốn TPCP được giao và bổ sung thêm những nguồn vốn khác để hoàn thành dự án, nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn vốn đã đầu tư. Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua tổng mức TPCP để bố trí vốn đối ứng các dự án ODA, vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương rà soát danh mục và bố trí vốn cho các dự án ODA theo các hiệp định đã ký kết và theo tiến độ thực hiện, xác định danh mục và bố trí vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cần sự phê duyệt cần kíp của Quốc hội... Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) do Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển trình bày, đa số ý kiến trong Ủy ban đều tán thành với đề nghị của Chính phủ về sự cần thiết phải phát hành bổ sung vốn TPCP giai đoạn 2014 -2016. Cụ thể, UBTCNS đồng ý với đề nghị của Chính phủ phát hành bổ sung 170.000 tỷ đồng vốn TPCP giai đoạn 2014 - 2016 và đồng tình với nhận định của Chính phủ nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép (dưới 65% GDP). Tuy nhiên, Ủy ban này cho rằng, mặc dù nợ công chưa vượt giới hạn được Quốc hội cho phép nhưng trên thực tế khả năng huy động và trả nợ rất khó khăn, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp tích cực để xử lý. Cho ý kiến về danh mục chi tiết từng dự án,UBTCNS cho rằng, theo đúng quy định của Nghị quyết số 50/2013/QH13 của Quốc hội, khi chưa làm rõ danh mục cụ thể, Quốc hội chưa xem xét, quyết định việc phát hành bổ sung vốn TPCP giai đoạn 2014 - 2016. Tuy nhiên, nếu lùi nội dung này đến kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII (tháng 5/2014) sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để bảo đảm kịp thời và có thời gian để Chính phủ rà soát thêm về danh mục và mức phân bổ cụ thể cho từng dự án, đề nghị tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét, quyết định về tổng mức phát hành, nguyên tắc phân bổ vốn TPCP bổ sung giai đoạn 2014 - 2016 và xin Quốc hội giao lại cho Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định danh mục, mức phân bổ vốn cho từng dự án, công trình cụ thể./. Phương án sử dụng vốn TPCP bổ sung giai đoạn 2014-2016 của Chính phủ: - Bố trí 61,68 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án Quốc Lộ 1A và Quốc lộ 14 (Đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên) - Bổ sung vốn cho những dự án đang đầu tư dở dang bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 2011-2015 để thúc đẩy tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng 73,32 nghìn tỷ đồng. - Bố trí 20 nghìn tỷ đồng vốn đối ứng các dự án ODA (phần vốn đối ứng các dự án do các bộ, ngành cơ quan Trung ương quản lý và hỗ trợ các địa phương nghèo, khó khăn theo Quyết định 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) - Bố trí 15 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung chủ yếu cho những xã nghèo thuộc các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác.
Thái Yến
相关推荐
- Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- Ban hành khung giá dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho thực vật
- Bài 6: Cần xóa bỏ cơ chế xin
- 3 cán bộ Công đoàn ngành Hải quan được tuyên dương trong phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”
- 168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- Mô hình quản lý vốn Nhà nước: Nếu lựa chọn không đúng, hậu quả tương lai sẽ rất lớn
- Bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Lê Việt Hùng
- Hải quan Cẩm Phả thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công