【toulouse đấu với monaco】Nguyễn Bình Phương

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:34:08 评论数:

Ngày 18/7,ễnBìnhPhươtoulouse đấu với monaco Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại” nhân dịp tiểu thuyết Một ví dụ xoàngđược trao Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông là cây bút tiểu thuyết nổi bật của văn học Việt Nam đương đại. Kể từ khi những tác phẩm đầu tiền ra mắt năm 1991, trong hơn 30 năm qua, Nguyễn Bình Phương luôn bền bỉ sáng tác bằng phong cách nghệ thuật độc đáo với 10 cuốn tiểu thuyết ấn tượng. 

Nhà văn Nguyễn Bình Phương tại toạ đàm.

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương tiêu biểu cho xu hướng cách tân nghệ thuật với lối viết biến ảo linh hoạt và sự phá vỡ cấu trúc tiểu thuyết truyền thống. Nguyễn Bình Phương cũng tạo nên thế giới nhân vật dị biệt nhưng không hề xa lạ với đời sống đương đại, mỗi cuốn tiểu thuyết của ông là hành trình khám phá con người ở chiều sâu vô thức hay trong "bản năng gốc" của nó. Tuy vậy, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không dễ tiếp nhận và luôn gây nhiều tranh cãi, với những đánh giá khen chê phong phú, đa chiều.

Tại toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học nêu lên 4 điểm rất đáng chú ý, cần tập trung bàn luận. Thứ nhất, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như một sự tuyên bố từ chối các đại tự sự để chú ý vào các tiểu tự sự, các vi lịch sử từ đời sống. Thứ hai, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thường không quá dài nhưng đó là những cấu trúc đa tầng, đầy thách thức. Thứ ba, Nguyễn Bình Phương có ý thức thúc đẩy quá trình liên văn bản để kết nối các bình diện văn hóa, tri thức, văn học, lịch sử. Thứ tư, ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang nhiều dấu ấn cách tân. 

Trong tham luận "Tự sự về cái ác - đọcMột ví dụ xoàngcủa Nguyễn Bình Phương", GS.TS Trần Đình Sử nhấn mạnh, đây là tác phẩm viết về cái ác. Cái ác bao trùm tác phẩm. Những cái ác bên ngoài pháp luật, những cơ chế - điều kiện nào đã dung dưỡng cho cái ác, biến người ta trở nên tàn ác, trở thành kẻ có tội… Từ việc đọc tiểu thuyết này, Trần Đình Sử cũng cho rằng, cốt truyện của tác phẩm đơn giản, chuyện không mới, Một ví dụ xoàngnhưng không xoàng. Đó là lời cảnh báo về tình trạng thiếu vắng lương tâm, tình người, tính người, sự lên ngôi của cái ác…

Nói về các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: "Giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2021 là giải thưởng đầu tiên tiếp cận văn học có sự khác biệt, chúng tôi vui vì đã tìm được những tác phẩm xứng đáng để trao giải. Có lúc chúng tôi đã phải "đe doạ" để Nguyễn Bình Phương nhận giải cho tác phẩm Một ví dụ xoàng, vì chúng tôi phá lệ trao giải thưởng cho người trong ban chấp hành Hội Nhà văn.

Chúng ta trao thưởng tác phẩm phi văn hóa, kém chất lượng thì mới sợ hãi. Nếu tác phẩm tốt mà không trao, giải mất công bằng. Có người nói tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khó đọc nhưng ông công bằng với hiện thực xã hội Việt Nam. Ông không phán xét ai, không có ý đồ dẫn bạn đọc đi vào một lối nào đó. Ông để ra cho chúng ta thấy hiện thực của xã hội, bạn đọc tiếp cận từng tầng hiện thực trong văn chương của ông".

'Một ví dụ xoàng' được trao Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận định, Nguyễn Bình Phương có một giọng điệu riêng, không giống ai nhưng đó là kiểu của anh. Vì thế, Nguyễn Bình Phương độc đáo. Lựa chọn cách viết độc đáo đó, Nguyễn Bình Phương lên tiếng về các căn bệnh đáng báo động trong xã hội. Đó là sự xuống cấp của đạo đức, sự vô cảm của con người, xã hội. 

"Có người so sánh các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Họ cho rằng, cuốn sau không hay bằng cuốn trước. Chúng ta không nên đòi hỏi nhà văn cuốn sau phải hay hơn cuốn trước, cái này khó giống kiểu vụ mùa sau không ai chắc chắn sẽ bội thu hơn vụ trước, có khi mất trắng thì sao? Sáng tác thì chỉ cần cuốn sau khác cuốn trước là được.

Đọc các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, chúng ta thấy tác giả thay đổi khách thể, cái nhìn để cuốn sách luôn mới mẻ. Có thể có người cho rằng, đây là hậu hiện đại nhưng không phải. Đây là Nguyễn Bình Phương. Anh đã làm được nhiều thứ, mang lại cảm xúc mới mẻ cho độc giả", nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

Sau khi lắng nghe các ý kiến nhận xét về các tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Bình Phương chia sẻ, với toạ đàm này, ông thật sự lo lắng kèm với tò mò vì muốn biết xem mình đang đứng ở đâu trong văn học đương đại Việt Nam, khiếm khuyết ra sao trong mắt các nhà nghiên cứu. Nhà văn Nguyễn Bình Phương thừa nhận mình bước chân vào văn học một cách đầy ngẫu hứng, đầy hoang dại vì thế những bước chân sáng tác đầu tiên rất tự do.

"Khi viết nhiều lên, tôi biết phải có ý thức với những điều mình viết. Nó làm tôi bớt tự do hơn, thậm chí tôi đã nghĩ, sáng tác văn học vất vả quá. Tôi từng nghĩ, giá mình có thể trở về thời gian chưa sáng tác thì sẽ bớp áp lực hơn.

Khi viết ra một tác phẩm, nhà văn tiết lộ một phần bí mật của người viết. Các nhà văn khi công bố xong tác phẩm của mình đều có sự tiếp nối âm thầm, là động lực cho họ cầm bút viết tiếp, tôi cũng vậy. Tôi viết để tìm thấy độc giả của mình. Tôi tìm thấy được sự quan tâm của một số nhà phê bình cho tác phẩm của mình. Tôi rất xúc động. Tôi cho rằng, văn học mà thiếu lý luận phê bình chỉ là nghiệp dư, ngẫu hứng. Với những góp ý, mổ xẻ khách quan về tác phẩm của mình rất có ích trong chặng đường đi tiếp theo của tôi. Qua những ý kiến đó, tôi sẽ thấy mình ở đâu, có thiếu xót gì để bổ sung, phấn đấu", nhà văn Nguyễn Bình Phương nói.

最近更新