搜索

【ti so lecce】Bản kế hoạch đặc biệt để phục hồi tăng trưởng

发表于 2025-01-12 06:43:08 来源:88Point
Vấn đề già hóa dân số cùng sự gia tăng của chi phí lao động đang đặt ra thách thức cơ cấu lại đối với các ngành sản xuất dựa vào lao động kỹ năng thấp. Ảnh: Đ.T

Thời điểm đặc biệt,ảnkếhoạchđặcbiệtđểphụchồităngtrưởti so lecce bản kế hoạch đặc biệt

Không có gì là… đặc biệt, bởi thông lệ, vào thời điểm này của năm cuối cùng các kế hoạch 5 năm, các cơ quan hoạch định chính sách sẽ rất bận rộn để chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm tới. Năm nay cũng vậy, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đã bắt đầu được phác thảo. Kèm theo đó là xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Một công việc bình thường bỗng trở nên… đặc biệt chỉ vì không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới đang ở một thời điểm đặc biệt: đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch sử xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng, làm cho kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả dự báo kéo dài nhiều năm.

Vì thế, cả Kế hoạch 2021 lẫn Kế hoạch 2021-2025 đều trở nên đặc biệt. Và cũng vì thế, trong các bản kế hoạch này, việc đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc và các tác động, ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh có thể kéo dài sang cả năm 2021 và một số năm tiếp theo, nhất là đối với tăng trưởng kinh tế, đầu tưvà thương mại toàn cầu, đã được nhắc đến rất nhiều. Covid-19 thậm chí còn ảnh hưởng đến cả việc đánh giá thành quả của Kế hoạch 5 năm 2016-2020, cũng như của riêng năm 2020.

“2020 là năm đặc biệt của cả thế giới, nếu chúng ta đưa ra công thức chung để đánh giá theo tư duy cũ thì sẽ hơi bị lệch”, ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nói như vậy tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tổ chức vào cuối tuần trước.

Theo ông Tuấn, trong bối cảnh đặc biệt đó, các quốc gia cũng phải đưa ra các giải pháp đặc biệt, không quá quan tâm đến tăng trưởng cao hay thấp, mà quan trọng là hạn chế tổn hại, duy trì sự sống cho doanh nghiệpvà hỗ trợ người dân.

Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng GDP trong năm nay có thể đạt trên 2%, phấn đấu đạt 3%. Tăng trưởng GDP trong năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2016-2020 sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này. Theo đó, tăng trưởng GDP sẽ là 1 trong 4 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra.

“Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,8%”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết.

Covid-19 đã khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% của giai đoạn 2016-2020 không trở thành hiện thực. Nhưng vấn đề nằm ở “Covid-19”. Bởi thế, ngay tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, có đại biểu đã đề xuất phải tách việc đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trước và sau khi có Covid-19.

Trên thực tế, tại phiên họp mới đây của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội Đảng XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đồng ý việc đánh giá Kế hoạch 5 năm 2016-2020 theo 2 giai đoạn, 4 năm đầu và 1 năm cuối cùng - có Covid-19. Ngay cả việc xây dựng Kế hoạch 5 năm 2021-2020 cũng theo 2 giai đoạn, 2 năm đầu là phục hồi, 3 năm sau là tăng tốc. Tình hình đặc biệt nên kế hoạch cũng đặc biệt.

Hành động để phục hồi tăng trưởng trong kỷ nguyên Covid-19

Không phải ngẫu nhiên mà Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) 2020 lại lấy chủ đề là “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng bền vững và bao trùm trong kỷ nguyên Covid-19”.

Kinh tế 2020 dù vẫn tăng trưởng dương và kết quả đó là tích cực so với kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng rõ ràng, nếu không nhanh chóng tận dụng cơ hội và hành động nhanh nhạy, Việt Nam không thể sớm phục hồi kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã luôn khẳng định rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, quốc gia nào càng kết thúc dịch sớm, càng chuẩn bị sớm các điều kiện phục hồi, thì sẽ càng nắm bắt được cơ hội để thay đổi và phát triển.

“Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với các nền kinh tế trên thế giới, nhưng đó cũng chính là cơ hội cho những nền kinh tế nếu biết tận dụng từ việc điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch gây ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và đã nhiều lần nhấn mạnh về cơ hội “ngàn năm có một của Việt Nam”.

Bởi thế, chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” là cần thiết.

Kịch bản trước mắt, đó là Việt Nam xác định tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đây chính là mục tiêu tổng quát được đặt ra trong Dự thảo Kế hoạch 2021. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng được đặt ra là 6-6,5%, một con số được cho là hợp lý trong bối cảnh hiện nay, đủ để nền kinh tế dần phục hồi và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc.

Để phục hồi, bên cạnh các giải pháp “thường thấy”, như thúc đẩy đầu tư công, xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, ông Bùi Quang Tuấn cho rằng, cần tập trung vào “duy trì sự sống cho doanh nghiệp”, hỗ trợ họ nhiều hơn. “Covid-19 rất hay ở chỗ là đã giúp ta nhìn ra nhiều vấn đề, đặc biệt là con đường để đuổi kịp các nước”, ông Tuấn nói.

Con đường đó được ông Tuấn “vạch” ra là chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn tới, dứt khoát phải chuyển sang chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh. “Con đường duy nhất là khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo”, ông Tuấn nói.

Đồng tình với quan điểm của ông Tuấn, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, để phục hồi và tăng tốc, Việt Nam phải thúc đẩy kinh tế số, cũng như xây dựng các thể chế cho các mô hình kinh tế mới.

Bước tiếp con đường tái cơ cấu

Có hai phiên thảo luận sẽ diễn ra tại Diễn đàn VRDF, đó là “Covid-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu”; “Chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững”.

Nội hai chủ đề này cũng đã bước đầu vạch ra con đường mà Việt Nam phải đi để phục hồi tăng trưởng trong kỷ nguyên Covid-19. Hiện tại, để phục hồi kinh tế và đón bắt cơ hội của kỷ nguyên Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ một đề án đặc biệt để đón dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Đón được dòng vốn này chính là cách để Việt Nam có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Còn về câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã khẳng định, phải tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025.

Việc tái cơ cấu kinh tế giai đoạn này là cần thiết và quan trọng không phải chỉ vì tác động của đại dịch Covid-19 và xu hướng toàn cầu sau đại dịch, mà còn vì các bối cảnh đặc biệt khác: cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và các xu hướng địa chính trị dự báo một tương lai bất ổn, khó đoán, do đó buộc kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần chú trọng hơn đến sức chống chịu của nền kinh tế; thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đang có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các nước trên thế giới, tạo cơ hội thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, đồng thời tạo ra áp lực phải đẩy nhanh tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế.

Hơn thế nữa, còn một vấn đề sống còn khác, đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước có xu hướng nghiêm trọng hơn, buộc kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế phải xem xét các vấn đề này một cách thích đáng hơn trong quá trình cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực.

“Việt Nam đang phải đối mặt với 2 vấn đề lớn, tạo sức ép buộc phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế nhanh và sâu rộng hơn. Đó là Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Vấn đề già hóa dân số cùng với sự gia tăng của chi phí lao động cũng đang đặt ra thách thức cơ cấu lại đối với các ngành sản xuất dựa vào lao động kỹ năng thấp”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Hiện nay, kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn tới đang được phác thảo. Và một trong những định hướng quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, đó chính là phải thống nhất nhận thức thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 là bước đi nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào đổi mới sáng tạo, tăng cường nội lực, khả năng chống chịu trước các cú sốc.

Theo đó, các kế hoạch thực hiện cần tập hợp hệ thống các giải pháp đồng bộ, bao trùm, cụ thể, có hiệu lực, giải quyết trực tiếp các điểm nghẽn, nhất là về thể chế kinh tế.

Một cách rõ ràng, diễn biến phức tạp và tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần tập trung cho những giải pháp ngắn hạn, cấp bách để giảm thiểu tác động tiêu cực, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, bối cảnh trong nước và quốc tế cũng cho thấy, để đạt được những mục tiêu dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục đẩy nhanh và thực hiện quyết liệt, có kết quả rõ ràng hơn trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020

Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 sẽ chính thức khai mạc vào ngày mai (29/9) với chủ đề “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19”. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn.

Diễn đàn có hai phiên thảo luận với chủ đề “Covid-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu” và “Chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững”. Diễn đàn được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội) và trực tuyến.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【ti so lecce】Bản kế hoạch đặc biệt để phục hồi tăng trưởng,88Point   sitemap

回顶部