【kết quả giải vô địch bỉ】QUATEST 3: Sử dụng công nghệ khối phổ định danh vi sinh vật
Hệ thống MALDI Biotyper – Bruker tại QUATEST 3 |
Lấy ý kiến dự thảo về quy chuẩn thiết bị điện và điện tử mới Theửdụngcôngnghệkhốiphổđịnhdanhvisinhvậkết quả giải vô địch bỉo Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) dự thảo Quy chuẩn thiết bị điện và điện tử (QCVN) ... |
Quatest 1 được phép giám định phế liệu NK làm nguyên liệu sản xuất (HQ Online)- Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Quyết định số 647/QĐ-BTNMT về việc chỉ định tổ chức đủ điều kiện giám định ... |
Định danh vi sinh vật là công đoạn vô cùng quan trọng trong thử nghiệm vi sinh vật, nhằm xác định nguy cơ nhiễm vi sinh từ quá trình sản xuất, nguyên nhân biến tính của sản phẩm, cũng như kiểm soát môi trường sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp truyền thống như định danh bằng sinh hóa, hay kỹ thuật hiện đại như giải trình tự cho kết quả từ 1 đến 5 ngày sẽ khiến cho việc xác định nguyên nhân không mang ý nghĩa lớn và một số phương pháp cho cho kết quả với độ chính xác chưa cao, do các công đoạn thực hiện nhiều bằng thủ công và đọc kết quả bằng mắt thường.
Để khắc phục những nhược điểm từ các phương pháp truyền thống nêu trên, công nghệ khối phổ MALDI TOF (matrix assisted laser desorption ionization-time of flight) đã ra đời, là lựa chọn mới cho khách hàng khi có yêu cầu định danh vi sinh vật. Tất cả các công đoạn cho định danh vi sinh, từ chuẩn bị mẫu đến phân tích phổ và xem xét kết quả đều được công nghệ mới này thực hiện tự động khép kín. Công nghệ mới này sẽ cho kết quả nhanh, chính xác, quản lý kết quả dễ dàng và chia sẻ thông tin kỹ thuật số nhanh chóng khi khách hàng có yêu cầu thử nghiệm.
Công nghệ khối phổ MALDI TOF không chỉ giúp các phòng thí nghiệm giảm nhân lực, vật lực, thời gian trả kết quả mà còn đem lại ý nghĩa rất lớn cho các doanh nghiệp trong sản xuất. Thời gian có kết quả nhanh chóng, chính xác giúp các doanh nghiệp kịp thời cô lập, phân vùng/sản phẩm bị biến tính, xác định nguồn nguyên liệu thô ban đầu đảm bảo an toàn, thu hồi các lô thực phẩm không đạt chất lượng hoặc xuất xưởng các lô thực phẩm an toàn nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục, giảm thiểu thiệt hại.
Quy trình thực hiện định danh với máy MALDI Biotyper và hình ảnh thu nhận tín hiệu và so sánh với thư viện phổ tham chiếu |
Nhằm bắt kịp xu thế phát triển của phòng thí nghiệm hiện đại và đáp ứng của khách hàng, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3) đã đầu tư thiết bị MALDI Biotyper- Bruker, để mở rộng năng lực trong việc định danh chính xác vi sinh, sử dụng công nghệ khối phổ MALDI TOF định danh vi sinh vật bằng dấu ấn phân tử, so sánh sự tương đồng của phổ protein từ mẫu vi sinh vật mục tiêu với cơ sở dữ liệu chủng vi sinh vật khác nhau. MALDI Biotyper cho phép định danh chính xác loài/chi vi sinh vật, bao gồm: Vi khuẩn Gram dương, Gram âm, vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí, nấm men, nấm mốc với độ tin cậy cao. Với công suất tương ứng phân tích khoảng 100 mẫu/ giờ sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng.
Được xem là công nghệ định danh vi khuẩn của thế kỷ 21, MALDI Biotyper được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp định danh sử dụng MALDI Biotyper đã đạt chứng nhận AOAC – OMA (Official Methods of Analysis) và chứng nhận ISO 16140-part 6. Phương pháp trên đã và đang được triển khai tại phòng thí nghiệm Vi sinh – GMO của QUATEST 3 để định danh vi sinh vật với độ chính xác cao.
Khi khách hàng có nhu cầu định danh các vi sinh vật, QUATEST 3 hoàn toàn có thể thực hiện việc thử nghiệm và trả kết quả trong ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc định danh này có thể dài hơn một ngày tùy theo tính chất mẫu thử (khuẩn lạc tươi hay phân lập từ mẫu vật)./.