Eo hẹp thời gian
Ngày 12-5-2011,gỡibongda nhận định BCT ban hành TT20, trong đó quy định xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi NK, chưa qua sử dụng khi NK phải có Giấy ủy quyền của nhà sản xuất. Thực hiện theo quy định của TT20, nhiều DN đã không đủ điều kiện NK xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Tại thời điểm TT20 có hiệu lực, nhiều lô hàng DN đã “lỡ” ký hợp đồng, đã chuyển tiền thanh toán nhưng hàng chưa kịp về cảng, chưa làm thủ tục hải quan đã bị “tắc”.
Ngày 25-7-2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo xử lý vướng mắc trên theo hướng, các lô hàng NK theo các hợp đồng đã ký trước ngày ban hành TT20 và có chứng từ thanh toán trước ngày 12-5-2011 được làm thủ tục NK, không phải thực hiện theo quy định tại TT20. Ngày 7-9-2012, BCT ban hành CV 8415 với điều kiện “Hàng về đến cảng Việt Nam chậm nhất trước ngày 7-12-2012”.
Ngày 8-4, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Hùng-Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thương mại KYLIN-GX 668 (Công ty KYLIN) cho biết: Trước thời điểm TT20 có hiệu lực, DN đã ký hợp đồng và thanh toán trả tiền trước cho đối tác nước ngoài trên 10 triệu USD.
Quy định tại CV 8415 cho phép các DN đã ký hợp đồng và thanh toán trả trước được phép NK trong vòng 3 tháng. 3 tháng là quãng thời gian hết sức eo hẹp để DN có thể hoàn tất các thủ tục đặt hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan, đăng kiểm… cho lượng hàng hóa trên 10 triệu USD.
Thực tế mặc dù hết sức nỗ lực, nhưng trong vòng 3 tháng, Công ty KYLIN cũng chỉ có thể làm thủ tục NK được 30 xe, số còn lại đành “bó tay”.
Cũng tương tự tình cảnh của Công ty KYLIN, bà Trần Thị Thanh Hoa-Giám đốc Công ty TNHH Thiên Lâm cho biết: Trước thời điểm TT20 có hiệu lực, DN đã ký hợp đồng và chuyển hơn 1,9 triệu USD mua 55 chiếc ô tô và bị “tắc” lại.
CV 8415 tuy “mở” cho DN nhưng lại “bó” hẹp với điều kiện quy định quá ngặt nghèo về thời gian khiến DN “chịu” không sao mang hàng về được. Bà Hoa cho biết, sau thời gian ngắt quãng (hơn một năm) không giao dịch hàng hóa DN cũng cần phải có thời gian móc nối lại quan hệ với đối tác, kiểm tra lại hàng, sắp xếp lịch cho hàng vào cảng và xuống tàu, thời gian vận chuyển một lô hàng từ Mỹ về Việt Nam qua đường biển thông thường khoảng 45 ngày (chưa kể phát sinh). DN cũng không thể ngay lập tức vận chuyển một lúc hết toàn bộ lô hàng đã ký kết hợp đồng mà cũng cần phải chia thành từng lô, vận chuyển thành nhiều đợt.
Theo tính toán của bà Hoa, tiếng là văn bản hướng dẫn của BCT có từ ngày 7-9, nhưng DN cũng mất khoảng gần 1 tháng để chờ Bộ này “gỡ” vướng về quy định cấp phép NK tự động. Vì vậy cũng phải đến ngày 27-9-2012, DN mới có thể mở tờ khai NK lô hàng đầu tiên (gồm 6 chiếc ô tô).
Không chỉ vậy, sau hơn 1 năm gián đoạn việc NK, theo quy định hiện hành việc kiểm tra đăng kiểm hiện được áp dụng theo Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT (ngày 15-4-2011 của Bộ Giao thông vận tải). Trong khi đó các xe NK (theo CV 8415) lại thuộc hợp đồng mua ô tô thời điểm Quyết định 35/2005/QĐBGTVT có hiệu lực. Do đó cơ quan Đăng kiểm khi tiếp nhận lô hàng lại phải mất nhiều thời gian để xin ý kiến chỉ đạo. Ông Hùng lấy ví dụ, lô hàng đầu tiên mà DN mở tờ khai hải quan ngày 27-9-2012 nhưng đến ngày 13-11-2012 mới có kết quả đăng kiểm.
Khó chồng khó
Một điểm khó nữa của các DN đó là vốn. Bà Hoa cho biết, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, DN vô cùng khó khăn trong việc “lo” trả khoản tiền không nhỏ chi phí lưu kho bãi hàng hóa nằm “tắc” cả năm trời (ước tính khoảng 200 nghìn USD). Tiếp đến là khoản tiền NK bị đội lên nhiều do cơ quan Hải quan điều chỉnh giá tính thuế…
Vốn cũng là vấn đề vô cùng nan giải của Công ty KYLIN bởi ô tô hiện là mặt hàng phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng.
Theo ông Hùng, đây là một khoản tiền quá lớn trong bối cảnh tín dụng trong nước bị hạn chế, thị trường ô tô tiêu thụ chậm… Hiện các ngân hàng đang yêu cầu DN phải thanh khoản tờ khai NK đối với các hợp đồng đã chuyển ra nước ngoài. Nếu không thực hiện ngân hàng sẽ ngừng thực hiện thanh toán quốc tế đối với DN. Có thể nói DN đang rơi vào cảnh “bế tắc” hoàn toàn, ông Hùng than thở.
Chờ xem xét
Kiến nghị gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, ông Nguyễn Thế Hùng cho rằng, CV 8415 của BCT là để tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện cho DN hoàn tất những hợp đồng đã ký, đã thanh toán tiền, tránh cho DN những thiệt hại lớn. Nhưng trên thực tế những điểm quy định ngặt nghèo về thời gian cùng khó khăn thực tế về nội tại khiến khó không những không gỡ được mà dường như càng khó hơn.
Ông Hùng kiến nghị Bộ Công Thương xem xét cho phép DN được phép NK đối với những hợp đồng đã ký và thanh toán trước thời điểm TT20 có hiệu lực theo điều khoản giao hàng trong hợp đồng mà DN đã ký với DN nước ngoài. Thời gian giao hàng trong hợp đồng được trừ đi thời gian gián đoạn không được phép NK.
Trao đổi qua điện thoại với đại diện Bộ Công Thương về kiến nghị của DN, chúng tôi được biết, đề xuất này của DN đang được Cục XNK lấy ý kiến các bộ, ngành. Hướng xử lý sẽ được cơ quan này cung cấp khi các bộ ngành có ý kiến thống nhất.
Được biết sau khi gửi kiến nghị đến các bộ, ngành, các DN cũng sẽ có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ để vấn đề sớm được xem xét, giải quyết.
Nguyễn Hà