【bxh bđ đức】Hợp tác quốc tế hải quan đòi hỏi thực chất hơn

can

Cán bộ Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ DN hoàn thiện tờ khai XNK.

Tuy nhiên,ợptácquốctếhảiquanđòihỏithựcchấthơbxh bđ đức để đáp ứng thật tốt các yêu cầu mới của tiến trình hội nhập, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho rằng, giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Hải quan đòi hỏi phải thực chất hơn.

Thay đổi diện mạo ngành Hải quan

Ông Nguyễn Toàn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Tổng cục Hải quan cho hay, 10 năm qua, ngành Hải quan đã có bước hội nhập sâu rộng với các tổ chức quốc tế, Tổ chức Hải quan Thế giới. Đến nay, các dự án hợp tác trong lĩnh vực hải quan đã thu được kết quả tích cực, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, như: Triển khai hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS), dự án máy soi container, dự án tăng cường năng lực về quản lý rủi ro, dự án tăng cường năng lực cán bộ hải quan tại cửa khẩu, dự án trang bị máy soi trong khuôn khổ kiểm soát XNK...

Cũng theo ông Nguyễn Toàn, điểm nổi bật trong 10 năm qua là thông qua kênh hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam đã thu thập, tổng hợp nhiều thông tin có giá trị, quan trọng để xây dựng kế hoạch chiến lược cải cách hiện đại hóa, hoàn thiện thể chế pháp lý về hải quan, quản lý XNK; thay đổi cơ bản phương pháp quản lý hải quan từ thủ công sang hiện đại… Đồng thời, ngành Hải quan đã đề xuất với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét và thực hiện ký kết các văn bản, chương trình tạo thuận lợi hóa thương mại, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết quả là: Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển ngành Hải quan giai đoạn 2005 - 2007 và giai đoạn 2008 - 2010; công tác triển khai VNACCS/VCIS đạt hiệu quả, cho phép thông quan hàng hóa chỉ từ 1 đến 3 giây; Quốc hội đã thông qua Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ 1/1/2015.

Thông qua hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam đã có những đóng góp cho cộng đồng quốc tế. Bên cạnh việc ký kết và gia nhập các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN, Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực trong việc xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan ASEAN; Hiệp định ASEAN về thực hiện cơ chế hải quan một cửa; tham gia đàm phán thương mại tự do với các đối tác ASEAN+ như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hoạt động này đã góp phần bảo vệ lợi ích thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tham gia đóng góp sáng kiến

Đề cập đến định hướng giai đoạn 2016 - 2020, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cũng thẳng thắn chia sẻ, công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam đã qua giai đoạn học tập, nghiên cứu, bước sang giai đoạn cần có những sáng kiến đóng góp cho cộng đồng quốc tế.

Ông Vũ Ngọc Anh đánh giá, hợp tác quốc tế phục vụ công tác kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển hàng cấm hiệu quả còn khiêm tốn…, trong khi đó, yêu cầu hội nhập, thực hiện các hiệp định tự do thương mại (FTA) đến nay đã rất cấp bách. Đây là những điểm yếu sẽ được ngành Hải quan khắc phục. Công tác hội nhập phải thực chất hơn. Yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế đa phương và song phương dần đi vào thực chất; triển khai một loạt các FTA trong khuôn khổ WTO, TPP, các FTA với Hàn Quốc, EU… đang là cơ hội và thách thức về năng lực quản lý của hải quan các nước nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan gắn chặt với những yêu cầu: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; thực hiện các cam kết quốc tế về hải quan, liên quan đến hải quan; triển khai các nội dung hải quan trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2015; thực hiện các FTA, các quy định của WTO mà Việt Nam đã ký kết, đáp ứng mục tiêu thu hút đầu tư, tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo vệ sản xuất trong nước, sức khỏe cộng đồng…

Ông Vũ Ngọc Anh cho biết thêm, công tác hợp tác hội nhập phải được cải cách mạnh mẽ, đem lại sự thay đổi về chất, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Theo đó, Hải quan Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý XNK, đảm bảo an ninh biên giới, cửa khẩu, kiểm soát biên giới hiệu quả; đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính; bảo vệ người dân trước các mối đe dọa về thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng không an toàn, hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường./.

“Từ năm 2015, một loạt FTA rất quan trọng có hiệu lực, tất cả hiệp định đều liên quan trực tiếp đến ngành Hải quan. Trong các FTA đều có các ưu đãi giữa hai bên, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan hải quan làm sao các ưu đãi đó được thực hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Do đó, nhiệm vụ của ngành Hải quan phải có giải pháp thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế, khi vừa phải đảm bảo thuận lợi hóa thương mại vừa đảm bảo kiểm soát, chống gian lận xuất xứ; đồng thời, cần nghiên cứu đề xuất chính sách thuế tự vệ, hàng rào kỹ thuật thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước…”.

Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan

Bảo Châu - Hải Linh

World Cup
上一篇:Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
下一篇:Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch