【tỷ số nữ nhật bản】Cuộc đua ứng dụng công nghệ tài chính
Trong khoảng 3 năm trở lại đây,ộcđuaứngdụngcôngnghệtàichítỷ số nữ nhật bản tại Việt Nam đã có sự bùng nổ số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Với dân số hơn 90 triệu người, trong đó thế hệ những người sinh năm 1980 đến 2000 chiếm số đông, nền kinh tế internet nói chung và Fintech nói riêng của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Theo thống kê, hiện Fintech Việt Nam đã có trên 30 đại diện đi đầu, tập trung vào nhiều mảng như ví điện tử hoặc thanh toán trên di động (Momo, Payoo, Moca, Bankplus…), cổng thanh toán trực tuyến như Ngân lượng, Bảo Kim, 1Pay, Sohapay… Một số mô hình đáng chú ý khác như cho vay vi mô (ứng dụng Loanvi), quản lý tài chính cá nhân (ứng dụng MoneyLover, Mobivi), gây vốn cộng đồng (Funstart, Betado, Comicola)…
Sự phát triển của các Fintech đang mở rộng mạnh mẽ mạng lưới cung ứng dịch vụ tài chính, tăng cường đáng kể cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, điều này cũng gây áp lực lớn lên ngành tài chính, ngân hàng truyền thống. Một khảo sát của PwC cho thấy, trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, tổng mức đầu tư vào các công ty Fintech trên toàn cầu sẽ có thể vượt mức 150 tỷ USD và các định chế tài chính, các công ty công nghệ sẽ cạnh tranh khốc liệt nhằm giành cơ hội cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường. Hiện nhiều khách hàng đã sử dụng các ứng dụng Fintech để tiếp cận dịch vụ tài chính thay vì đến các ngân hàng chờ giao dịch. Điều này khiến các ngân hàng không còn giữ vị trí độc quyền cung cấp dịch vụ thanh toán mà phải cạnh tranh khốc liệt với các tổ chức thanh toán trung gian trong và ngoài nước.
Hợp tác “win-win”
Trước thực tế như trên, để tránh tình trạng doanh thu rơi vào tay các Fintech đối thủ, một số ngân hàng đã rất nhanh chóng tiến hành tự triển khai các dự án Fintech của riêng mình như VPBank với Timo, Eximbank, Techcombank, OCB… với Mobivi. Một số ngân hàng khác lại chọn cách hợp tác với các Fintech, xem đây là cánh tay nối dài để ngân hàng nâng cao năng lực, mở rộng phát triển các sản phẩm, dịch vụ, thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Cụ thể, tuần qua, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) và Công ty cổ phần Gigatum đã ký kết hợp tác chiến lược trong việc hỗ trợ thanh toán và liên kết ưu đãi thông qua ứng dụng Clingme. Cụ thể, Clingme là ứng dụng thông minh trên smartphone và internet được Gigatum phát triển với nhiều tính năng độc đáo, tiện ích như tìm kiếm địa điểm ăn uống tại Việt Nam; chia sẻ những trải nghiệm của mình và tham khảo đánh giá của cộng đồng; gợi ý các chương trình khuyến mãi hấp dẫn theo sở thích. Điểm nổi bật của ứng dụng này là khách hàng còn được hoàn tiền lên tới 40% tại gần 3.000 cửa hàng (café, nhà hàng, spa, shop thời trang…) là đối tác của Clingme tại Hà Nội và TP.HCM.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa mở rộng hợp tác với CTCP Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) để triển khai dịch vụ Nạp rút ví điện tử Payoo. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng ký kết hợp tác với Công ty M-Service (đơn vị sở hữu thương hiệu Momo) nhằm thúc đẩy thanh toán di động. Theo đó, các khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ACB online có thể thực hiện liên kết tài khoản ACB với ví điện tử MoMo để trải nghiệm các tính năng mua sắm và thanh toán trên điện thoại thông minh. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng đã hợp tác cùng Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến bằng Thẻ ghi nợ PVcomBank trên hàng trăm website bán hàng của các đơn vị chấp nhận thẻ có kết nối với Cổng thanh toán điện tử Napas. Cụ thể, khách hàng là chủ thẻ ghi nợ nội địa của PVcomBank có thể thực hiện các giao dịch mua sắm trực tuyến mọi lúc mọi nơi, như đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đăng ký học trực tuyến, thanh toán cước viễn thông, nạp tiền điện thoại, cước truyền hình, đặt mua và thanh toán bảo hiểm trực tuyến... Hơn nữa, khách hàng sẽ không bị giới hạn về thời gian giao dịch hay khoảng cách địa lý, vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn bảo mật và đặc biệt là hoàn toàn không mất thêm bất kỳ khoản phí nào.
Hiện tại, Cổng thanh toán điện tử Napas đã kết nối với gần 300 doanh nghiệp thanh toán điện tử uy tín trong các lĩnh vực hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch… Trong đó có những website mua sắm phổ biến trong các lĩnh vực hàng không, bảo hiểm, mua sắm trực tuyến như: Vietnam Airlines, VietJetAir, AirAsia, Mobifone, Viettel, Vinaphone, Lazada, Yes24..., chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc tài khoản thanh toán hơn 100 triệu chủ thẻ của 32 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, giữa ngân hàng và Fintech đều có những thế mạnh riêng. Việc hợp tác sẽ giúp các bên tận dụng được những thế mạnh của nhau để phát triển. Cụ thể, có những nhóm khách hàng mà do đặc thù của ngân hàng sẽ rất khó để tiếp cận, nhưng các công ty fintech lại làm được. Thêm vào đó, việc hợp tác với Fintech cũng giúp ngân hàng triển khai các ứng dụng công nghệ tiên tiến với mức chi phí thấp hơn và rút ngắn thời gian hơn nhiều so với việc tự đầu tư nghiên cứu, phát triển. Ở chiều ngược lại, các công ty Fintech cũng có thể gia tăng được số người sử dụng là những khách hàng của ngân hàng, qua đó thúc đẩy các đơn vị liên kết, các nhà cung cấp dịch vụ, các cửa hàng bán lẻ cùng phát triển.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/706f798339.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。