【kèo trận tottenham】Đề xuất hơn 1.200 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Chính phủ trình phương án phân bổ, sử dụng nguồn tiết kiệm chi và dự toán chi NSNN năm 2020 chưa sử dụng khoảng 64,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương (NSTW) là 12,1 nghìn tỷ đồng; dự toán chi thường xuyên của NSTW chưa sử dụng là 22,4 nghìn tỷ đồng; kinh phí cải cách tiền lương NSTW chưa sử dụng là 14,6 nghìn tỷ đồng; nguồn tăng thu tiết kiệm chi NSTW năm 2019 chuyển sang là 15,6 nghìn tỷ đồng.
Về phân bổ cụ thể, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã cho ý kiến đối với việc sử dụng 14,6 nghìn tỷ đồng kinh phí cải cách tiền lương chưa sử dụng để xử lý các nhu cầu bổ sung cho ngân sách địa phương (NSĐP) cho các địa phương khó khăn về nguồn do hụt thu NSNN năm 2020.
Theo cơ quan này, trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều địa phương hụt thu NSNN, việc sử dụng nguồn kinh phí trên (được chuyển nguồn sang năm 2021 theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật NSNN) để xử lý nhu cầu bổ sung cho NSĐP cho các địa phương khó khăn về nguồn thực hiện các chính sách, chế độ tiền lương hiện hành do hụt thu NSNN năm 2020 và hỗ trợ nguồn cải cách tiền lương năm 2022 là hợp lý. Do đó, cơ quan này đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ.
Đối với việc sử dụng 12,1 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi của NSTW để mua vắc xin phòng Covid-19, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, việc sử dụng nguồn vốn này để mua vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết và cấp bách, đảm bảo thực hiện chính sách an sinh xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật. Do đó, ủy ban đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ và đề nghị Chính phủ khẩn trương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Đối với 1.237 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch của Bộ Y tế bổ sung từ nguồn dự phòng NSTW năm 2020 chưa sử dụng, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường, xuất phát từ nhu cầu thực tế phát sinh mua vắc xin để thực hiện nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch, đề xuất của Chính phủ là hợp lý.
Tuy nhiên, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Vì vậy, đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định việc chuyển nguồn kinh phí này sang năm 2021 để mua vắc xin phòng dịch Covid-19./.
Minh Anh
相关文章
Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
Thủ tướng: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tận dụng mọi cơ hội hợp tác 5 bài học về đối ngoại, ngoại gi2025-01-09Diện tích sản xuất lúa giảm nhưng năng suất, chất lượng tăng
Trước diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, muốn duy trì năng suất và2025-01-09Thực hiện đồng bộ cơ giới hóa trong canh tác lúa
Nhằm thay đổi hình thức trong canh tác lúa để góp phần gia tăng hiệu quả2025-01-09Hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững
Nghe Podcast:Trong bức tranh kinh tế - xã hội khá toàn diện năm 2022, Hậu Giang2025-01-09Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
Đây là thông tin được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết tại cuộc họp báo c2025-01-09- Nếu như mọi năm, vào thời điểm này vùng mía ở huyện Phụng Hiệp rất nhộn2025-01-09
最新评论