【bảng xếp hạng hai đức】Khởi sắc mô hình kinh tế hợp tác
Phát huy thế mạnh vườn cây ăn trái,ởisắcmhnhkinhtếhợbảng xếp hạng hai đức năm 2019, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, đã thành lập nhiều tổ hợp tác để liên kết sản xuất và tìm đầu ra ổn định hàng hóa nông sản cho người dân.
Nhãn Ido là một trong các loại cây trồng chủ lực ở xã Nhơn Nghĩa A.
Dọc theo những con đường về ấp Nhơn Phú, Nhơn Thọ, thời điểm này nhiều vườn nhãn Ido đang trổ kín bông, báo hiệu một mùa trái sai trĩu cành sẽ cho thu hoạch vào thời điểm cận tết. Nhãn Ido được thị trường ưa chuộng bởi trái to, vị thơm ngọt, cơm dày, hạt nhỏ và đồng đều, ít bị sâu bệnh, nhất là bệnh chổi rồng thường gặp nhiều trên nhãn tiêu da bò. Do đó, nhiều người dân ở xã Nhơn Nghĩa A đã chọn trồng trên những diện tích đất lúa và vườn cây kém hiệu quả để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
Đến nay, tổng diện tích trồng nhãn Ido tại xã Nhơn Nghĩa A là 150ha, tập trung ở các ấp Nhơn Phú, Nhơn Ninh, Nhơn Hòa... Có nhiều hộ đã gắn bó với loại cây này hơn chục năm qua, có hộ cũng chỉ mới trồng cách đây vài năm. Ông Diệp Văn Chờ, ở ấp Nhơn Phú mới trồng nhãn Ido được 4 năm, chỉ ra phía sau nhà và chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi trồng lúa, sau thấy hiệu quả không đạt, thời điểm đó giá cả cũng thấp nên cha con tôi bàn nhau chuyển sang trồng nhãn. Sẵn nguồn cây giống mua của người bà con và kinh nghiệm tích lũy dần từ những hộ trồng trước, từ các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ xã nên đã lên liếp trồng đến nay”.
Vườn nhãn rộng hơn 1ha của ông Chờ đang trổ bông, dự kiến sẽ cho trái vào khoảng tháng 11 âm lịch. Từ khi xử lý ra hoa tới lúc cho trái thu hoạch khoảng 7 tháng. Ông Chờ cho hay, đợt trái đầu tiên hồi năm rồi chưa cho thu hoạch đồng loạt nhưng năng suất cũng đạt khoảng 2 tấn/công. Nhờ gia đình chịu khó chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật mà năng suất và chất lượng trái đều đạt. Không chỉ bán trái, ông Chờ còn chiết cây giống để bán với giá 20.000 đồng/cây. Hiện nay, từ sân trước đến sau nhà ông đều xếp đầy cây giống. Được biết, số cây này đang chờ ngày xuất bán vì đều được người dân trong và ngoài địa phương đặt hàng từ trước.
Giá bán nhãn Ido từ 20.000 đồng/kg trở lên, có khi trái đạt chất lượng còn được giá cao hơn. Tuy nhiên, theo một số bà con trồng nhãn ở đây, tình trạng ép giá vẫn tồn tại, nhất là khi người dân còn thiếu thông tin thị trường, cùng một khu vực mà có khi giá thu mua đã có chênh lệch. Bên cạnh đó, những hộ chưa áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc cây làm ảnh hưởng chất lượng trái dẫn đến giá thu mua cũng giảm khá nhiều.
Mới đây, ông Chờ và 10 hộ dân trồng nhãn đã tham gia Tổ hợp tác sản xuất nhãn Ido Phú Lợi với quyết tâm thay đổi cách làm, từ khâu trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch sản phẩm và bán ra thị trường. Dù chưa có nhiều hoạt động do mới thành lập, nhưng các thành viên đều nhận thấy lợi ích của tổ hợp tác (THT) trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật để ứng dụng cho vườn nhà mình.
Ông Nguyễn Thanh Dũng có vườn nhãn Ido ở ấp Nhơn Thọ khi biết thông tin về các THT trồng nhãn cũng đã tham gia. Ông Dũng chia sẻ: “THT hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho thành viên là điều đáng mừng nhưng phấn khởi hơn nữa là sẽ thu hút được nhiều thành viên tham gia. Mọi người đoàn kết thì không lo chuyện cùng một ấp mà giá mua chênh lệch. Hơn nữa, nhiều thành viên trong tổ là người có kinh nghiệm lâu năm với loại cây này mà người mới trồng như tôi cần học hỏi thêm”.
THT sản xuất nhãn Ido Phú Lợi là một trong 9 THT nông nghiệp vừa thành lập ở xã Nhơn Nghĩa A. Đây là một trong những nhiệm vụ mà UBND xã quyết tâm thực hiện ngay từ đầu năm. Ông Huỳnh Văn Của, Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa A, đánh giá: Qua nhiều buổi họp, thông tin tuyên truyền, hiện nay hầu hết người dân đều có nhận thức cao về kinh tế hợp tác cũng như lợi ích của các THT và HTX. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND huyện Châu Thành A, xã Nhơn Nghĩa A phấn đấu đến cuối năm 2019 thành lập mới 1 HTX để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất và tiêu thụ, hướng đến xây dựng thương hiệu riêng cho nông sản thế mạnh của xã nhà.
Bài, ảnh: THIÊN TRANG