发布时间:2025-01-25 11:23:25 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Khó chồng khó
DN Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Mỹ đang chịu thuế chống bán phá giá quá cao của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) bị áp trong nhiều năm nay,ấtkhẩucátrađươngđầuvớinhiềukhókhăbxh bd trung quoc giờ thêm quy định kiểm tra 100% lô hàng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Với những khoản phải chịu thêm như chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho vì kiểm tra từng lô hàng thì DN xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Kể từ ngày 2/8/2017, USDA sẽ kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này. Theo thông báo từ Quyết định của USDA căn cứ vào chương trình thanh tra cá da trơn (hay còn gọi cá thuộc bộ Siluriformes) theo đạo luật Farm Bill, tất cả các lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị cơ quan chức năng của Mỹ kiểm tra từng lô một. Chi phí kiểm hàng, lưu kho sẽ tăng lên khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngừng ý định xuất khẩu sang thị trường này. Theo đó, nếu như hiện nay, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ kiểm tra xác suất 3%-5% trên tổng lô hàng, nhưng từ ngày 2/8/2017 tới đây, tất cả lô hàng của Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ bị đưa vào kho ngoại quan. Sau đó cơ quan chức năng của Mỹ sẽ kiểm tra từng container, nếu đạt các tiêu chuẩn mới cho nhập. DN vừa mất tiền lưu kho, vừa tốn thêm chi phí cho việc kiểm tra từng lô hàng.
Không chỉ vướng rào cản từ thị trường Mỹ, thực tế, trong những năm qua, thủy sản của Việt Nam luôn gặp những rào cản kỹ thuật ở các thị trường lớn như: Nhật Bản, Liên minh châu Âu… đã tác động không nhỏ đến giá trị xuất khẩu thủy sản của các DN. Điển hình như thị trường Tây Ban Nha-thị trường XK cá tra lớn nhất khối EU, đã giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2017, lên đến gần 20%. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm mạnh là tháng 1/2017, Đài truyền hình Cuatro (Kênh 4) của Tây Ban Nha phát sóng một phóng sự đưa những thông tin không chính xác và có ý bôi nhọ hình ảnh cá tra của Việt Nam được nuôi trên dòng sông Mekong. Từ đầu tháng 2/2017, một số hệ thống bán lẻ của EU đã thông báo sẽ ngừng bán các sản phẩm cá tra tại tất cả các cửa hàng của họ do lo ngại những tác động tiêu cực lên môi trường của các trại nuôi cá tra.
Hỗ trợ DN xuất khẩu
Trước việc Chính phủ Mỹ chính thức áp dụng đạo luật nông trại, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan, hiệp hội liên quan theo dõi sát tình hình, nghiên cứu, nắm chắc quy định và việc thực thi đạo luật nông trại của Mỹ. Các cơ quan, hiệp hội liên quan có biện pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng quy định nhập khẩu của Mỹ; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, các DN cũng không nên quá phụ thuộc vào một vài thị trường mà phải mở rộng sang các thị trường khác.Theo phân tích của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong khi các thị trường chính có dấu hiệu giảm rõ rệt, trong những tháng đầu năm 2017, các DN xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang có sự chuyển hướng XK sang thị trường châu Á. Đáng chú ý, XK sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng cao. Hiện nay, có gần 40 doanh nghiệp Việt Nam đang XK cá tra sang thị trường Trung Quốc thông qua cửa khẩu cảng Cát Lái (TP.HCM), cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Móng Cái- Quảng Ninh); cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn); cửa khẩu Nà Lạn và Tà Lùng (Cao Bằng).
Nhu cầu NK thủy sản của Trung Quốc tăng mạnh, trong đó, tôm và cá tra là hai sản phẩm có giá trị NK từ Việt Nam cao nhất. Tuy nhiên, những năm gần đây, sức tăng trưởng NK cá tra tại thị trường này tăng rất nhanh, cá tra đã dần trở thành món ăn ưa thích. Chỉ tính riêng trong 2 năm (2015 – 2016), giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc tăng gần 2 lần. Những tháng đầu năm 2017, Trung Quốc tiếp tục là điểm đến và thị trường chuyển hướng tích cực của các DN XK cá tra Việt Nam.
Để hỗ trợ các DN, từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho cá tra tại các thị trường Mỹ, EU. Xác định Mỹ vẫn là thị trường chủ lực của cá tra Việt Nam. Đối với thị trường châu Âu, Việt Nam cũng sẽ chủ động ứng phó với các rào cản, đặc biệt là xử lý việc bôi nhọ sản phẩm cá tra trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Còn thị trường Trung Quốc, sản phẩm cá tra cần đẩy mạnh xuất khẩu theo đường chính ngạch, tuy nhiên cần phải tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm.
相关文章
随便看看