发布时间:2025-01-25 18:10:10 来源:88Point 作者:Thể thao
Việc cải cách hệ thống tiền lương trong khu vực công là yêu cầu hết sức bức thiết. Đây là một trong những nhiệm vụ cần phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể.
Hệ lụy từ lương thấp
Trong khu vực công,ănglươngHợplhangnschtinhgiảnbộbxh cúp c1 châu âu tiền lương đã được điều chỉnh nhiều lần. Từ năm 2003 đến nay, chúng ta đã 11 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung từ 210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tức tăng thêm 519%). Tuy nhiên, vì mức khởi điểm quá thấp nên dù tỷ lệ phần trăm tăng rất cao nhưng con số tuyệt đối của tiền lương lại thấp và vẫn còn cách xa so với nhu cầu sinh tồn của giới cán bộ - công chức.
Trả lương theo vị trí làm việc, đảm bảo cán bộ, công chức sống được với tiền lương là trọng tâm của cải cách tiền lương. Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo kết quả điều tra của Công đoàn viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của cán bộ viên chức khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%); còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%. Với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát nên những cải cách tăng lương của Nhà nước vẫn cứ như “muối bỏ bể” và nếu chỉ căn cứ vào mức lương hiện nay thì không đủ chi phí cho từng cá nhân chứ chưa nói đến chuyện lo cho gia đình, con cái.
Thực tế cán bộ công chức nhà nước đa phần đều có thu nhập ngoài lương và mức thu nhập này cũng không kiểm soát được. Đây là hiện tượng cũng thấy có ở các nước đang phát triển khác, chẳng hạn như Zambia. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, tiền lương của nước này vào năm 1991 có tăng hơn so với năm 1975, nhưng giá trị của tiền lương lại giảm 1/4. Có nghĩa tiền lương tăng về số tiền nhưng giá trị sử dụng lại giảm do tình trạng lạm phát tăng.
Tiền lương trong khu vực công thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng ở nhiều quốc gia trên thế giới và điều này đã được làm sáng tỏ qua nhiều nghiên cứu. Có 3 nguồn gốc chính dẫn đến tình trạng tham nhũng, đó là vì muốn làm giàu nhanh chóng, vì lòng tham và sự ích kỷ và thứ ba là vì tiền lương thấp. Khi tiền lương thấp và không đủ cho nhu cầu sinh tồn thì lẽ dĩ nhiên, người cán bộ - công chức sẽ tìm cách để bù vào sự thiếu hụt đó bằng cách sử dụng các nguồn lực công để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí thật ra là chuyển các nguồn lực công vào tay các cá nhân cán bộ - công chức, chứ nó không thất thoát vào hư không.
Tất nhiên, cải cách tiền lương theo hướng tăng lên để đảm bảo nhu cầu sinh tồn cho những người làm việc trong khu vực công, không đương nhiên sẽ kéo giảm ngay tình trạng tham nhũng. Bởi một khi hành vi “chuyển của công thành của tư” đã trở thành quán tính, thì chỉ mỗi việc tăng lương thôi là không đủ để làm thay đổi hành vi của cá nhân. Dù vậy, khi tiền lương được tăng lên để sao cho đảm bảo được đời sống của cán bộ - công chức, thì đó sẽ là tiền đề để kéo giảm tình trạng tham nhũng và làm tăng hiệu năng của khu vực công. Khi tiền lương tăng đến mức đảm bảo cuộc sống ít nhất là ở mức trung lưu, thì khu vực công mới có thể cạnh tranh với khu vực tư trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi khu vực công có nguồn nhân lực chất lượng cao, hiệu suất cao thì cả xã hội sẽ được hưởng lợi và khi ấy ngân sách cũng có cơ hội tăng lên và như vậy, nguồn ngân sách để trả lương cũng dồi dào hơn.
Tiền đâu để tăng lương?
Tuy nhiên, tăng lương thì có lẽ ai cũng mong muốn, nhưng câu hỏi thường đặt ra là ngân sách ở đâu để tăng lương cho khu vực công? Tôi cho rằng, nước ta không thiếu ngân sách để tăng lương bởi ngân sách thấp không phải do chúng ta có ít tiền mà phải chăng, do chúng ta sử dụng tiền ngân sách không đúng cách? Thời gian qua, tất cả chúng ta đều biết đến những dự án hàng ngàn tỷ đồng bị đắp chiếu. Nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đã “ngốn” một nguồn ngân sách cực kỳ lớn, nhưng khả năng thu hồi vốn rất thấp, chứ chưa nói đến việc sinh lãi. Nhiều dự án bị đội vốn hết sức vô lý, chẳng hạn dự án nạo vét sông Sào Khê (tỉnh Ninh Bình) từ 72 tỷ đồng tăng lên đến hơn 2.500 tỷ đồng và còn nhiều dự án khác cũng như thế.
Như vậy, nếu chúng ta biết sử dụng nguồn vốn ngân sách đúng, đầu tư công đúng thì có lẽ chúng ta không thiếu nguồn lực để tăng lương. Vì vậy, để tăng lương thì điều trước tiên cần phải làm là hợp lý hóa việc sử dụng nguồn vốn công, đặc biệt là việc đầu tư công. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng nguồn vốn công như thời gian qua thì chúng ta không có nguồn lực để tăng lương là điều dễ hiểu.
Bên cạnh hợp lý hóa việc sử dụng ngân sách, việc cải cách bộ máy, cải cách nhân sự trong khu vực công cũng là điều kiện cần để có thể tăng lương. Nếu bộ máy vẫn cứ phình to, hoặc chỉ giảm số cơ quan mà không giảm được nhân sự thì vẫn khó có thể tăng lương. Chúng tôi cho rằng, với đà phát triển của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần định hình, thì việc cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn hơn là điều nằm trong tầm tay. Vấn đề là chúng ta có muốn tinh giản bộ máy hay không mà thôi!
Như vậy, để có thể tăng lương cho khu vực công nhằm đảm bảo đời sống của người cán bộ - công chức thì ít nhất, chúng ta phải thực hiện được 2 điều, đó là hợp lý hóa việc sử dụng nguồn ngân sách và cải cách bộ máy hành chính. Nếu không thì đề án cải cách tiền lương cũng sẽ khó mà đi vào thực tế như mong muốn.
Theo LÊ MINH TIẾN (Đại học Mở TPHCM)/sggp.org.vn
相关文章
随便看看